Bệnh Ở Trẻ Em

Sâu răng ở trẻ em và top 8 cách phòng ngừa 

Trẻ em là một trong những đối tượng dễ bị sâu răng nhất. Vậy sâu răng ở trẻ em có nguyên nhân và  dấu hiệu nào cụ thể hay không? Hôm nay, chúng tôi mời bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu thêm về sâu răng ở trẻ em và  biết đến top 8 cách phòng ngừa sâu răng nhé.

Xem thêm: Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em và top 6 nguyên nhân gây ra

Nguyên nhân gây sâu răng ở trẻ em

Sau khi ăn, lượng thức ăn còn sót lại trong kẽ răng, trên bề mặt răng sẽ kết dính với nước bọt và hình thành mảng bám. Khi trẻ nhỏ ăn tinh bột và đường, lượng chất này sẽ kết hợp với các mảng bám trên răng và tạo ra acid. Chính lượng acid này đã làm mòn các chất vô cơ trên xương men răng, từ đó làm màu răng bị ngà đi và gây sâu răng.

Trẻ bị sâu răng thường là do ăn nhiều đồ ngọt
Trẻ bị sâu răng thường là do ăn nhiều đồ ngọt   

Vì thế, nguyên nhân hàng đầu gây sâu răng ở trẻ em chính là ăn quá nhiều bánh kẹo, đồ ngọt, hoa quả ngọt…

Bên cạnh đó, khi răng mới bị sâu nhưng không điều trị kịp thời lại càng khiến răng bị sâu nặng hơn.

Những dấu hiệu sâu răng ở trẻ em

  • Răng của bé thường xuyên bị đau hoặc e buốt.
  • Hơi thở của bé xuất hiện mùi hôi kéo dài.
  • Nhìn bằng mắt thường bạn cũng có thể nhìn thấy răng bé bị sâu, có đấm màu trắng đục hay màu đen trên răng.

Tác hại của sâu răng đối với các bé

Trẻ nhỏ khi bị sâu răng sẽ cảm thấy ê nhức, đau và buốt. Vì thế, việc ăn uống của bé sẽ gặp nhiều khó khăn, khó chịu khi ngủ và sụt cân nhanh, còi cọc, suy dinh dưỡng.

Tình trạng sâu răng lâu dài còn khiến hệ tiêu hóa của bé bị ảnh hưởng. Sâu răng còn có thể khiến những tình trạng nghiêm trọng hơn xảy ra như: viêm lợi, viêm xương hàm, áp xe, viêm các phần mềm quanh miệng…

Trẻ bị sâu răng nếu không điều trị kịp thời có thể gây viêm vào bên trong
Trẻ bị sâu răng nếu không điều trị kịp thời có thể gây viêm vào bên trong

Khi để tình trạng sâu răng của bé nặng hơn còn có thể gây ra hiện tượng viêm cuống răng, viêm mô tế bào, viêm hạch, viêm tủy răng…dẫn đến nhiễm trùng, xuất huyết.

Khi tình trạng viêm cuống răng xuất hiện, bé sẽ bị mỏi cổ, nhức đầu, rối loạn nhịp tim….

Không những thế, sâu răng còn khiến hơi thở của bé bị hôi, ngại ngùng, tự ti khi giao tiếp, bị các bạn cùng lứa chê cười.

Sâu răng sữa cũng khiến bé bị đau nhức, khó chịu
Sâu răng sữa cũng khiến bé bị đau nhức, khó chịu

Top 8 cách phòng ngừa sâu răng ở trẻ

  • Bạn cần tập cho bé thói quen chăm sóc răng miệng đúng cách ngay từ khi bé mọc răng sữa. Bạn nên nhắc nhở bé chải răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, mỗi lần chải răng phải kéo dài khoảng 2 phút. Việc vệ sinh răng miệng đúng cách giúp bé hình thành thói quen tốt, liên quan trực tiếp đến việc mọc răng vĩnh viễn của bé. Vì vi khuẩn ở răng sữa có thể di chuyển đến phần răng vĩnh viễn chuẩn bị mọc bên dưới.
  • Lựa chọn cho bé loại bàn chải đánh răng mềm, có kích thước vừa vặn, thoải mái để có thể làm sạch các bề mặt của răng. Khi bé đã có thói quen tự chải răng, bạn cũng đừng lơ là việc giám sát bé đánh răng để hướng dẫn bé kỹ hơn nữa.
Bố mẹ nên lựa chọn cho bé những loại bàn chải đánh răng phù hợp
Bố mẹ nên lựa chọn cho bé những loại bàn chải đánh răng phù hợp
  • Lựa chọn cho bé loại kem đánh răng có lượng Fluoride phù hợp.
  • Bạn nên hướng dẫn bé cách kết hợp sử dụng chỉ nha khoa để ngăn chặn việc hình thành mảng bám trên răng, trong các kẽ răng giúp bé phòng ngừa sâu răng từ sớm.
  • Tập cho bé thói quen súc miệng và uống nước sau mỗi bữa ăn.
  • Bạn cần kết hợp cho bé phương pháp vệ sinh răng miệng đúng cách và áp dụng chế độ ăn uống hợp lý. Hạn chế cho bé ăn những loại thực phẩm nhiều đường, tinh bột, đặc biệt là trước khi đi ngủ.
  • Bạn cố gắng cho bé làm quen và duy trì những thực phẩm dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe răng miệng.

Cần làm gì khi răng sữa của bé bị sâu?

Nhiều người có quan niệm sai lầm rằng: Răng sữa thì không cần thiết phải đánh răng, bé bị sâu răng sữa sẽ chẳng đau đớn hay nhức, răng sữa sẽ bị mất đi và không gây ảnh hưởng gì đến răng vĩnh viễn. Tuy nhiên, răng sữa của trẻ nhỏ có chức năng quan trọng chẳng hề kém gì so với răng vĩnh viễn. răng sữa cũng đảm nhiệm các chức năng nhai, cắn, xé, nghiền thức ăn. Vì thế, khi mất đi răng sữa bé sẽ gặp không ít vấn đề về ăn uống và hệ tiêu hóa.

Bé nên được đến nha sĩ để kiểm tra
Bé nên được đến nha sĩ để kiểm tra
  • Khi vết sâu trên răng sữa còn mới

Khi răng sữa của bé bị sâu, bạn có thể đưa bé đến nha sĩ để tìm ra biện pháp tốt nhất để điều trị. Thông thường, bé sẽ được trám lại răng sâu để giữ lại đầy đủ răng trên hàm, để bé có thể duy trì khả năng nhai cách tốt nhất.

  • Khi vết sâu răng trên răng sữa đã lớn

Khi vết sâu răng trên răng sữa đã lớn, bạn cũng chưa cần đưa bé đến nha sĩ để nhổ hết phần răng còn lại ngay. Vì nhổ răng sữa khi còn quá sớm sẽ khiến khung xương hàm bị ảnh hưởng, mất đi phương hướng cho răng vĩnh viễn mọc lên. Bạn chỉ nên đưa bé đến nha sĩ để tham khảo ý kiến bác sĩ và có biện pháp điều trị phù hợp cho trẻ.

Damilama - Đá Muối Himalaya

DamiLama Chuyên Viết, Chia Sẻ Các Kiến Thức Về Sức Khỏe. Đặc Biệt Có Niềm Yêu Thích Đối Với Đá Muối Himalaya. Chia Sẻ Tất Cả Về Những Công Dụng - Tác Dụng Của Đèn Đá Muối Himalaya, Có Thể Giúp Được Mọi Người Bảo Vệ Sức Khỏe, Nâng Cao Sức Khỏe Được Tốt Hơn.

Related Articles

Trả lời

Back to top button
Close
Close
Call Now Button