Bệnh Ở Trẻ Em

Thuộc Lòng 6 Thông Tin Cơ Bản Về Bệnh Nấm Lưỡi Ở Trẻ Em

Bệnh Nấm Lưỡi Ở Trẻ Em: Khái Niệm, Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chuẩn Đoán, Điều Trị Và Phòng Bệnh

Bệnh nấm lưỡi ở trẻ em là một trong những bệnh lý khá phổ biển tại nước ta. Khi trẻ bị nấm lưỡi thì thường cảm thấy khó chịu và bỏ ăn, bỏ bú do đau rát. Nhằm giúp bé giảm đau rát và cảm thấy dễ chịu hơn, hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ  những thông tin cơ bản về bệnh này để các mẹ có thể tham khảo.

Bệnh Nấm Lưỡi Ở Trẻ Em: Khái Niệm, Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chuẩn Đoán, Điều Trị Và Phòng Bệnh

Bệnh Nấm Lưỡi Ở Trẻ Em: Khái Niệm, Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chuẩn Đoán, Điều Trị Và Phòng Bệnh
Bệnh nấm lưỡi ở trẻ em khiến bé bỏ ăn và quấy khóc

Cùng tham khảo xem bài viết bí quyết chăm sóc răng miệng với muối hồng cực kì hiệu quả.

Giới thiệu đôi nét về bệnh nấm lưới ở trẻ em

Đây là bệnh lý được biết đến với tên gọi khác là bệnh nấm miệng, tưa lưỡi. Bệnh do vi nấm Candida albicans tích tụ quá mức ở niêm mạng miệng. Nấm lưới không dễ lây và có thể điều trị khỏi bằng thuốc kháng nấm. Bệnh này không chỉ xuất hiện ở trẻ em mà cả người lớn, người già.

Nguyên nhân gây ra bệnh nấm lưỡi ở trẻ em

Thông thường khi các bé khỏe mạnh thường sẽ có hệ miễn dịch tốt nên có thể đẩy lùi các tác nhân gây bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, do thời tiết thay đổi khiến các bé bị bệnh và hệ miễn dịch suy giảm nên lúc này sẽ làm tăng số lượng nấm Candida albicans ở niêm mạng miệng.

Từ đó dẫn đến tình trạng nấm lưỡi ở trẻ em và khiến các bé cảm thấy khó chịu do đau rát. Ngoài nguyên nhân hệ miễn dịch giảm thì bệnh nấm lưỡi ở trẻ em còn do bé sử dụng kháng sinh trong thời gian dài, vệ sinh răng miệng không sạch sẽ… Do đó, cha mẹ nên hướng dẫn bé cách vệ sinh răng miệng đúng cách để giúp bé loại bỏ tác nhân gây bệnh nấm lưỡi.

Địa chỉ điều trị Bệnh Nấm Lưỡi Ở Trẻ Em hiệu quả nhất
Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh nấm lưỡi ở trẻ em là do số lượng nấm Candida albicans ở niêm mạng miệng tăng

Bạn đang lo lắng về vấn đề hôi miệng của mình? Bạn không biết cách nào để khắc phục được tình trạng này? Bạn an tâm hãy đọc bài viết và bí quyết chia sẻ về Trị hôi miệng đơn giản với muối hồng.

Các triệu chứng thường gặp của bệnh nấm lưỡi ở trẻ em

Khi trẻ bị nấm lưỡi thì ban đầu sẽ xuất hiện các đốm có màu đỏ sẫm, sau một thời gian sẽ chuyển sang màu trắng. Các đốm này thường xuất hiện thành từng cụm và dính chặt vào lưỡi. Cha mẹ có thể lấy 1 miếng bông lau những đốm trắng này là biết đây có phải là bệnh nấm lưỡi ở trẻ em hay không?

Khi trẻ dùng tay cào sẽ thấy niêm mạc lưỡi đỏ lên, chảy máu nhẹ và bé sẽ cảm thấy khó chịu. Bệnh nấm lưỡi sẽ khiến trẻ chán ăn, quấy khóc, dễ kích động và khó ngủ. Nếu chúng ta không đưa bé tới bác sĩ để chữa trị kịp thời thì chúng có thể lan sang vùng niêm mạc họng rồi tới phổi và ảnh hưởng tới đường hô hấp.

Chẩn đoán bệnh nấm lưỡi ở trẻ em

Bác sĩ có thể chấn đoán bệnh nấm lưỡi ở trẻ em thông qua việc kiểm tra miệng của bé. Từ đó quan sát thấy những tổn thương màu trắng kem trên lưỡi, vòm miệng, nướu răng…

Chải nhẹ khu vực sưng đỏ trong miệng bé thì thấy hiện tượng chảy máu nhẹ. Bác sĩ còn có thể tiến hành xét nghiệm tế bào bị tổn thương để xác định nguyên nhân gây ra bệnh nấm lưỡi ở trẻ và đưa ra hướng xử lý kịp thời.

Thông tin nơi chữa Bệnh Nấm Lưỡi Ở Trẻ Em hay ở tphcm
Các bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh nấm lưỡi thông qua việc kiểm tra miệng

Cách chữa bệnh nấm lưỡi ở trẻ em hiệu quả

Trẻ có thể khỏi bệnh nấm lưỡi thành công khi sử dụng các loại thuốc chống nấm. Các loại thuốc này có dạng bột, gel, kem, nước… với thành phần chính là hoạt chất có vai trò ngăn ngừa vi nấm phát triển. Từ đó giúp bé nhanh chóng đẩy lùi tác nhân gây bệnh này và cảm thấy dễ chịu hơn.

Tuy vậy, những loại thuốc kháng nấm thường đi kèm các tác dụng phụ sau: buồn nôn, tiêu chảy, chóng mặt… Các chuyên gia khuyên những bà mẹ khi con trẻ bị nấm lưỡi nên đưa tới trung tâm y tế gần nhất để được bác sĩ tai mũi họng thăm thám và kê toa thuốc.

Tuyệt đối không tự ý mua thuốc, dù thuốc bôi hay thuốc uống vì có thể khiến bệnh nấm lưỡi ở trẻ em nặng hơn. Bên cạnh đó, các mẹ cũng cần thoa thuốc đúng cách để tình trạng bệnh của bé nhanh chóng được cải thiện.

Theo đó, đối với trẻ sơ sinh thì mẹ hãy quấn gạc ở đầu ngón tay mình rồi rơ thuốc vào lưỡi trẻ mỗi ngày 2 lần. Còn với trẻ mầm non, tiểu học thì nên rơ lưỡi cho trẻ mỗi ngày 4 lần. Đảm bảo sau 1 tuần, bé sẽ cảm thấy thoải mái, dễ chịu và ăn ngon miệng hơn.

Danh sách các bác sĩ chuyên trị Bệnh Nấm Lưỡi Ở Trẻ Em
Nên đưa trẻ đến bệnh viện khi bé có dấu hiệu của bệnh nấm lưỡi

Một số lưu ý mẹ nên biết khi chăm sóc trẻ bị nấm lưỡi

  • Thoa thuốc kháng yêu cho bé yêu đều đặn theo sự chỉ dẫn của bác sĩ để giúp tình trạng bệnh nấm lưỡi ở trẻ được cải thiện rõ rệt.
  • Mẹ nên rửa tay sạch sẽ trước khi thoa thuốc cho bé
  • Hướng dẫn bé yêu cách vệ sinh răng miệng đúng cách
  • Đảm bảo bé yêu được cung cấp đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng và chống lại bệnh nấm lưỡi.
  • Không hôn lên miệng trẻ và vệ sinh sạch sẽ bình bú sữa bằng nước nóng.
  • Rửa sạch đồ chơi của bé yêu mỗi ngày và đem phơi khô dưới ánh nắng mặt trời.

Trên đây đã chia sẻ 6 điều cơ bản mẹ nên biết về bệnh nấm lưỡi ở trẻ em. Qua đó, đây là bệnh sẽ khiến bé chán ăn, bỏ bú và không có giấc ngủ ngon. Chính vì thế, mẹ hãy tập cho bé thói quen vệ sinh răng miệng sạch sẽ để phòng chống được bệnh nấm lưỡi này.

Bài viết trên đã cung cấp khái quát về bệnh nấm lưỡi ở trẻ em rồi, còn các bệnh trẻ em khác bạn có thể xem thêm tin tức tổng hơp bên dưới:

5/5 - (1 bình chọn)
Tags

Damilama - Đá Muối Himalaya

DamiLama Chuyên Viết, Chia Sẻ Các Kiến Thức Về Sức Khỏe. Đặc Biệt Có Niềm Yêu Thích Đối Với Đá Muối Himalaya. Chia Sẻ Tất Cả Về Những Công Dụng - Tác Dụng Của Đèn Đá Muối Himalaya, Có Thể Giúp Được Mọi Người Bảo Vệ Sức Khỏe, Nâng Cao Sức Khỏe Được Tốt Hơn.

Related Articles

Trả lời

Back to top button
Close
Close
Call Now Button