Bệnh Ở Trẻ Em

Bệnh viêm kết mạc mắt ở trẻ em và top 3 nguyên nhân gây ra bệnh

Thời tiết thường xuyên thay đổi sẽ khiến cho trẻ em mắc phải nhiều bệnh. Trong đó, bệnh viêm kết mạc mắt ở trẻ em là một trong những nguy cơ khiến trẻ mắc phải. Có những lúc viêm kết mạc còn bùng phát trở thành dịch khiến cha mẹ hết sức lo lắng. Vậy, hãy cùng chúng tôi tìm ra nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị khi trẻ bị bệnh viêm kết mạc trong nội dung sau đây.

Xem thêm:  Bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em và top 4 biểu hiện bệnh cần biết

Bệnh viêm kết mạc là gì?

Viêm kết mạc là một bệnh lý về mắt. Khi đó, sẽ có một màng bao phủ lòng trắng của mắt và lớp sau của mi mắt. Làm cho mi mắt không dính chặt được vào nhãn cầu.

Bệnh viêm kết mạc gặp nhiều ở trẻ em
Bệnh viêm kết mạc gặp nhiều ở trẻ em

Bệnh viêm kết mạc thường gặp nhiều ở trẻ em trên 3 tháng tuổi. Ở độ tuổi này, trẻ sẽ dụi tay vào mắt và miệng nên bệnh rất dễ lây lan. Đến khi trẻ bắt đầu học mầm non, bệnh lại càng trở nên phổ biến. Do trẻ tiếp xúc thường xuyên với các mầm bệnh trong lớp học, vi khuẩn lây từ mũi, họng, dịch tiết ở mắt,… Ngoài ra, vi khuẩn cũng có thể nhiễm trong khăn mặt, khăn tay khi trẻ sử dụng chung.

Top 3 nguyên nhân gây bệnh viêm kết mạc

Viêm kết mạc ở mắt được gây ra bởi 3 nguyên nhân chủ yếu như sau:

  • Viêm kết mạng do virus: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gồm: Virus herpes zoster, adenovirus, enterovius, Herpes simplex. Trong đó khoảng 80% là do virus adenovirus. Bệnh này sẽ rất dễ mắc nếu tiếp xúc trực tiếp mới mắt của bệnh nhân mắc bệnh viêm kết mạc.
Trẻ sẽ có dấu hiệu sưng, cộm ở mắt
Trẻ sẽ có dấu hiệu sưng, cộm ở mắt
  • Viêm kết mạc do vi khuẩn: Một số vi khuẩn như: Proteus, Enterobacteriaceae, phế cầu, tụ cầu vàng, lậu cầu, não mô cầu… Bệnh sẽ dễ dàng lây qua con đường tiếp xúc dịch tiết. Vi khuẩn lậu cầu (Neisseria Gonorrheae) lây từ đường sinh dục của mẹ hoặc tay thầy thuốc đỡ đẻ cho trẻ sơ sinh. Cần phải chú ý trẻ thường xuyên để điều trị kịp thời vì sẽ gây tổn thương nặng cho mắt trẻ sau này
  • Viêm kết mạc do dị ứng: Một số tác nhân gây dự ứng như: thời tiết thay đổi, bụi, lông thú, lông vật nuôi, phấn hoa, thuốc, nước hoa,… Bệnh thường gặp ở những trẻ có cơ địa dị ứng, xuất hiện lại nhiều lần theo mùa. Bị viêm kết mạc do nguyên nhân này sẽ không lo bị lây, muốn trị dứt điểm thì phải tìm được tác nhân dây dị ứng mới có hướng xử lý kịp thời.

Với 3 nguyên nhân chủ yếu kể trên, cha mẹ cần quan tâm, chăm sóc con nhiều hơn để biết được dấu hiệu bất thường ở mắt trẻ. Từ đó mới tìm ra được nguyên nhân và cách điều trị kịp thời.

Triệu chứng của bệnh viêm kết mạc ở trẻ em

Triệu chứng của bệnh phù thuộc vào tác nhân gây bệnh. Mỗi tác nhân sẽ có một triệu trức khác nhau. Dưới đây là một số triệu chứng chủ yếu:

  • Triệu chứng của viêm kết mạc do virus: Cha mẹ nên chú ý, trẻ sẽ mắc một số triệu chứng như sau:
  • Cương tụ, phù kết mạc.
  • Trẻ hay dụi mắt để ngứa, mắt có cảm giác cộm giống như có vật lạ ở trong mắt, nước mắt chảy nhiều.
  • Thường xuất hiện vào những mùa có dịch, kèm theo các triệu chứng như: Có hạch ở trước tai, hắt hơi, sốt, viêm họng, có thể có giả mạc ở mắt.
  • Khi có biến chứng, trẻ sẽ có cảm giác bị chói mắt, thị lực giảm, thâm nhiễm giác mạc.
  • Thường xảy ra ở 1 mắt trước, sau đó vài ngày sẽ lan đến mắt còn lại.
Viêm kết mạc sẽ làm giảm thị lực
Viêm kết mạc sẽ làm giảm thị lực
  • Triệu chứng của viêm kết mạc do vi khuẩn:
  • Đối với vi khuẩn Proteus, Enterobacteriaceae, phế cầu, tụ cầu vàng, lậu cầu, não mô cầu: trẻ sẽ có các dấu hiệu: mắt đỏ, tiết nhiều mủ. Khi ngủ dậy mắt trẻ dính lại với nhau, khó mở, chảy nước mắt và có cảm giác cộm. Thường bị ở 1 mắt.
  • Đối với vi khuẩn lậu cầu: Xuất hiện đột ngột, mắt chảy nhiều mủ. Kết mạc có màu đỏ tươi, phù nhiều và có màng giả mạc phủ lên bề mặt kết mạc sụn mi. Trẻ có hạch ở trước tai, mí mắt sưng, đau và nhanh chóng dẫn tới tình trạng nặng hơn như loét giác mạc, thủng mắt.
  • Đau mắt hột do vi khuẩn Chlamydia trachomatis: Mắt cộm, chảy nước mắt thường xuyên, đỏ mắt và tiết nhiều mủ nhầy. Có hột và sẹo ở kết mạc, lõm hột ở vùng rìa, lông quặm. Thời gian ủ bệnh từ 5-14 ngày.
Mắt trẻ bị đỏ và có thể xảy ra ở cả 2 mắt
Mắt trẻ bị đỏ và có thể xảy ra ở cả 2 mắt
  • Triệu chứng của viêm kết mạc do dị ứng:
  • Trẻ thường xuyên chảy nước mắt, ngứa mắt nhiều.
  • Kèm theo một số triệu chứng về viêm mũi dị ứng.
  • Bệnh xảy ra đều ở cả 2 mắt.

Trẻ sẽ có rất nhiều triệu chứng về mắt, mỗi triệu chứng lại do một nguyên nhân khác nhau. Do đó, cha mẹ hãy quan sát con, đặc biệt là trẻ sơ sinh để phát hiện kịp thời.

Cách điều trị viêm kết mạc

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, chúng ta sẽ có cách điều trị khác nhau:

  • Viêm kết mạc do virus: Bệnh sẽ tự khỏi nên không cần phải lo lắng. Cách điều trị chủ yếu là chườm mát, rửa mắt bằng nước sạch, nhỏ nước mắt nhân tạo để mắt không bị khô, sử dụng kháng sinh để đề phòng bội nhiễm vi khuẩn.
  • Viêm kết mạc do vi khuẩn: Sử dụng kháng sinh hoặc thuốc nhỏ mắt, thuốc tra mắt.
Vệ sinh mắt cho trẻ thường xuyên
Vệ sinh mắt cho trẻ thường xuyên
  • Viêm kết mạc do dị ứng: Nên tìm ra tác nhân gây dị ứng để từ đó tránh cho trẻ tiếp xúc cới tác nhân đó. Có thể điều trị bằng các loại thuốc chống dị ứng, nhỏ thuốc nhỏ mắt để giảm bớt sự khó chịu cho trẻ.

Bệnh viêm kết mạc ở trẻ em không phải hiếm gặp và do nhiều nguyên nhân gây ra. Do đó, không có gì tốt hơn bằng việc cha mẹ quan tâm và chăm sóc sức khỏ cho con thật chu đáo. Khi gặp dấu hiệu bất thường, cần đưa con đến những cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị phù hợp.

Damilama - Đá Muối Himalaya

DamiLama Chuyên Viết, Chia Sẻ Các Kiến Thức Về Sức Khỏe. Đặc Biệt Có Niềm Yêu Thích Đối Với Đá Muối Himalaya. Chia Sẻ Tất Cả Về Những Công Dụng - Tác Dụng Của Đèn Đá Muối Himalaya, Có Thể Giúp Được Mọi Người Bảo Vệ Sức Khỏe, Nâng Cao Sức Khỏe Được Tốt Hơn.

Related Articles

Trả lời

Back to top button
Close
Close
Call Now Button