Bệnh Ở Trẻ Em

Bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em và 5 cách phòng ngừa

Theo thống kê có đến hơn 60% trẻ em gặp hiện tượng trào ngược dạ dày trong giai đoạn đầu đời. Thế nhưng không phải lúc nào trào ngược dạ dày cũng được gọi là bệnh mà có thể chỉ ở dạng trào ngược sinh lý. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, cùng chúng tôi tìm hiểu kiến thức về bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em và 5 cách phòng ngừa.

Xem thêm: 4 triệu chứng thường gặp của bệnh đường ruột ở trẻ em

Bạn đã biết đến bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em và 5 cách phòng ngừa hay chưa?
Bạn đã biết đến bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em và 5 cách phòng ngừa hay chưa?  

Làm thế nào để phân biệt trào ngược dạ dày sinh lý và bệnh lý?

Ở giai đoạn dưới 6 tháng tuổi, trẻ thường bị trào ngược dạ dày biểu hiện ở việc thường xuyên trớ sữa sau khi ăn, kể cả là sữa mẹ hay sữa công thức. Song tình trạng này có dấu hiệu giảm đi dần theo thời gian và có thể biến mất bất cứ lúc nào trước 1 tuổi. Đây gọi là hiện tượng trào ngược sinh lý, không nguy hiểm.

Tuy nhiên một số trẻ trào ngược dạ dày không có dấu hiệu thuyên giảm, thậm chí nặng thêm. Sau khi 1 tuổi, tình trạng này vẫn tiếp tục dẫn đến coi xương, chậm tăng cân ở trẻ. Lúc này người ta mới gọi là bệnh trào ngược dạ dày.

Nếu là trào ngược sinh lý, cha mẹ có thể điều trị và khắc phục ngay tại nhà bằng các biện pháp đơn giản. Thế nhưng nếu là dấu hiệu của bệnh lý, hãy đưa con đến kiểm tra sức khỏe tại các cơ sở y tế để có hướng điều trị phù hợp.

Trào ngược dạ dày là hiện tượng thức ăn không xuống dạ dày mà trào ngược lên thực quản
Trào ngược dạ dày là hiện tượng thức ăn không xuống dạ dày mà trào ngược lên thực quản

Tại sao bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em lại nguy hiểm?

Thực tế, bệnh trào ngược dạ dày là hiện tượng thức ăn khi trẻ ăn hay bú vào không đi xuống dạ dày mà bị trào ngược lên thực quản. Từ đó dẫn đến tình trạng nôn trớ sau khi ăn dai dẳng.

Không chỉ đơn giản làm trẻ chậm lớn do không hấp thu được các chất dinh dưỡng mà trào ngược dạ dày còn dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Một số biến chứng điển hình như viêm thực quản, biến chứng đường hô hấp dẫn đến hen suyễn viêm phổi hay biến chứng răng miệng và đường tai mũi họng.

5 cách phòng ngừa bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ

  1. Cho bé bú đúng tư thế

Nhiều mẹ có thói quen cho bé nằm bú thay vì ẵm lên, điều này vô tình trở thành nguyên nhân làm trẻ bị trào ngược dạ dày.

Có 2 nguyên tắc điều chỉnh tư thế khi cho bé bú giúp phòng ngừa hiện tượng trào ngược:

  • Cho bé bú vú trái trước rồi mới chuyển sang vú phải
  • Đặt đầu bé cao hơn phần lưng và bụng để sữa dễ đi xuống
  1. Không ép bé bú hoặc ăn quá nhiều

Với bé dưới 6 tháng tuổi bú mẹ hoàn toàn, hãy để con bú theo nhu cầu, đừng ép con bú quá nhiều khi con không muốn ăn.

Còn với bé bú sữa công thức, mẹ hãy cho bé bú theo công thức bác sĩ hoặc chuyên gia chăm sóc trẻ chỉ định. Ở mỗi tháng tuổi khác nhau bé sẽ được chỉ định lượng sữa khác nhau.

Cho bé bú quá nhiều làm lượng sữa không tiêu thụ kịp hoặc vượt quá dung tích dạ dày làm sữa bị trào ngược lên thực quản. Khi tình trạng này thường xuyên xảy ra sẽ dẫn đến bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ.

Mẹ có thể sẽ cần đến tư vấn từ các chuyên gia chăm sóc trẻ
Mẹ có thể sẽ cần đến tư vấn từ các chuyên gia chăm sóc trẻ
  1. Vỗ ợ hơi cho trẻ sau khi bú

Với trẻ giai đoạn đầu đời, nhất là dưới 6 tháng tuổi rất cần đến vỗ ợ hơi để giúp bé tiêu hóa tốt hơn.

Cách vỗ ợ hơi tốt nhất là đặt hoặc ẵm trẻ đúng tư thế, sau đó vỗ ợ hơi trong khoảng 15 – 20 phút. Nếu không biết cách vỗ ợ hơi mẹ hãy tìm hiểu thêm từ các chuyên gia tư vấn chăm sóc trẻ.

Với các bé thường bị trớ sữa, mẹ cũng nên ẵm bé theo tư thế đầu và lưng cao hơn bụng 15 – 30 phút để hỗ trợ tiêu hóa.

Hiện nay trên thị trường cũng đã có các thiết bị hỗ trợ tiêu hóa và ngăn trào ngược dạ dày cho bé mà bạn có thể lựa chọn. Ví dụ như ghế chống trào ngược dạ dày,…

Tuyệt đối không rung lắc trẻ trong và ngay sau khi ăn.

  1. Thay đổi thực đơn cho bé

Với trẻ còn bú sữa là chủ yếu, mẹ có thể làm đặc sữa bằng bột gạo để giảm nôn trớ sau khi ăn.

Khi trẻ bắt đầu làm quen với các món ăn, mẹ hãy hạn chế tối đa các thực phẩm có thể làm tăng trào ngược dịch dạ dày. Điển hình như sốt cà chua, hành, tỏi, thức ăn cay hay đồ ăn nhiều dầu mỡ,…

Vỗ ợ hơi là cách ngăn trào ngược dạ dày mà mẹ có thể dễ dàng thực hiện
Vỗ ợ hơi là cách ngăn trào ngược dạ dày mà mẹ có thể dễ dàng thực hiện
  1. Không tự ý sử dụng thuốc hay biện pháp ngăn trào ngược dạ dày

Lưu ý cuối cùng giành cho cha mẹ là không tự ý sử dụng thuốc hay các biện pháp ngăn trào ngược dạ dày mà không có chỉ dẫn của bác sĩ. Các loại thuốc chống trào ngược dạ dày không có chỉ định của bác sĩ rất dễ gây ngộ độc hay tác dụng phụ với trẻ.

Thỉnh thoảng mẹ cũng nên rơ sạch lưỡi và vệ sinh khoang miệng cho bé. Đây cũng là biện pháp phòng ngừa trào ngược dạ dày mà mẹ có thể dễ dàng thực hiện tại nhà.

Kinh nghiệm nào là thực sự phù hợp cho bé nhà mình, mẹ hãy chọn lựa và thực hiện đúng cách nhé!

Damilama - Đá Muối Himalaya

DamiLama Chuyên Viết, Chia Sẻ Các Kiến Thức Về Sức Khỏe. Đặc Biệt Có Niềm Yêu Thích Đối Với Đá Muối Himalaya. Chia Sẻ Tất Cả Về Những Công Dụng - Tác Dụng Của Đèn Đá Muối Himalaya, Có Thể Giúp Được Mọi Người Bảo Vệ Sức Khỏe, Nâng Cao Sức Khỏe Được Tốt Hơn.

Related Articles

Trả lời

Back to top button
Close
Close
Call Now Button