Bệnh Ở Trẻ Em

Bệnh tăng động ở trẻ em và những điều cha mẹ cần lưu ý

Bệnh tăng động ở trẻ em hay còn gọi là chứng rối loạn hành vi ở trẻ ngày càng có xu hướng tăng lên, nếu không có cách điều trị sớm thì sẽ ảnh hưởng nặng nề hơn đến tâm lý của trẻ. Hãy cùng tìm hiểu về căn bệnh tăng động ở trẻ và cách hỗ trợ điều trị ngay trong bài viết này.

Xem thêm: 5 dấu hiệu ung thư máu ở trẻ em dễ dàng nhận biết

Tăng động giảm chú ý là bệnh gì?

Tăng động giảm chú ý hay còn tắt là ADHD viết tắt từ Attention Deficit/Hyperactivity Disorder tức là chứng rối loạn hành vi thường gặp ở trẻ nhỏ khiến cho trẻ khó tập trung và gặp khó khăn trong việc học tập và các vấn đê tâm lý khác.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho trẻ mắc ADHD, nhưng phần lớn là do ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài như trẻ thiếu sự quan tâm của cha mẹ và do yếu tố di truyền, thay đổi về chức năng cấu trúc não khiến cho trẻ không may bị mắc căn bệnh này.

Bệnh tăng động xảy ra ở rất nhiều trẻ em hiện nay
Bệnh tăng động xảy ra ở rất nhiều trẻ em hiện nay  

Tăng động giảm chú ý có nguy hiểm hay không?

  • Với một cuộc sống hiện tại, nhiều phương tiện vui chơi giải trí khiến chúng ta mất nhiều thời gian hơn, cha mẹ và còn cái ít tâm sự hơn, chính vì vậy nhiều khi bạn sẽ không hiểu được con mình nghĩ gì và muống gì, dần dần sẽ tạo ra cho bé một “bức tường” ngăn cách, gây ra các ảnh hưởng về tâm lý.
  • Tăng động giảm chú ý là khi bé hoạt động thường xuyên mà không thấy mệt mỏi, đôi khi cảm bị thương chính mình nên cha mẹ sẽ cần có nhiều thời gian để đi theo và quan sát bé, ngăn chặn những ảnh hưởng xấu bên ngoài tác động đến bé.
  • Tăng động giảm chú ý là căn bệnh ngày càng xuất hiện nhiều trong xã hội hiện đại, nó rất nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và điều trị sớm vì nó ảnh hưởng đến quá trình tiếp thu bài giảng của bé, khiến bé học tập xa sút hơn.
  • Việc kém tập trung cũng khiến bạn bè xa lánh vì bé không thể tập trung chơi các trò chơi với tập thể nên sẽ vô tình đẩy bé rơi vào trạng thái tâm lý bị cô lập, tự kỷ, bức xúc, không kiểm soát được hành vi, thậm chí rất muốn đánh bạn, như vậy là hành động sai và rất nguy hiểm.
Nhiều người thường nhầm lẫn giữa tăng động và năng động
Nhiều người thường nhầm lẫn giữa tăng động và năng động

Chính vì vậy cha mẹ cần quan tâm đến con cái của mình hơn, thường xuyên chia sẻ để xem con cái của mình có vấn đề gì về tâm lý hay không, hỗ trợ trẻ tử sớm để không xảy ra các vấn đề nguy hiểm hơn và không ảnh hưởng đến tương lai của trẻ.

Bệnh tăng động giảm chú ý có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, nhưng hay gặp nhất vẫn là độ tuổi từ 3 đến 10 tuổi vì đây là giai đoạn nhiều cha mẹ không phân biệt được giữa biểu hiện của tăng động và năng động, nghịch ngợm ở trẻ nhỏ.

Những biểu hiện của bệnh tăng động giảm chú ý

Theo các nghiên cứu gần đây nhất thì trẻ bị tăng động giảm chú ý sẽ có  những biểu hiện cơ bản như:

  • Không tập trung hoặc không thể tập trung vào một việc gì lâu, hay chán, không chú ý đến chi tiết, dễ bị bên ngoài tác động vào.
  • Không xác định được nhiệm vụ bản thân trong quá trình vui chơi, không chú ý đến xung quanh mà chỉ loanh quanh chơi một mình.
  • Không có thái độ muốn lắng nghe khi ai đó nhắc hoặc nói chuyện vì trẻ không thể ngồi yên một chỗ, ngay cả khi bạn muốn nói chuyện trực tiếp với trẻ.
  • Hay làm mất đồ vì mất tập trung, cha mẹ thường nghĩ do con cẩu thả, nhưng nếu việc xảy ra nhiều lần thì có thể xem xét lại hành vi và sự thiếu tập trung của bé là do nguyên nhân khác gây ra.
  • Hay quên các hoạt động hàng ngày dù là việc hàng ngày, lập đi lập lại nhiều lần.
  • Chân tay trẻ hoạt động không ngừng nghỉ, gần như không biết mệt mỏi, thậm chí nhiều trẻ còn có thói quen ngắt lời, xen vào câu chuyện của người khác một cách thản nhiên vì trẻ không chú ý người lớn đang nói gì mà chỉ muốn biểu đạt cảm xúc lúc đó của chính mình.
Cha mẹ là người cần sát sao theo dõi hành động của con cái và chia sẻ nhiều hơn
Cha mẹ là người cần sát sao theo dõi hành động của con cái và chia sẻ nhiều hơn

Cách hỗ trợ trẻ bị tăng động giảm chú ý

  • Khi phát hiện con em mình có các biểu hiện của bệnh tăng động giảm trí nhớ thì cha mẹ cần quan tâm đến con nhiều hơn, trước tiên là cho con đi khám tại các cơ sở uy tín để xác định xem bé đang ở trong trạng thái như thế nào, tình trạng mức độ nặng nhẹ ra sao.
  • Nghe tư vấn của bác sĩ có chuyên môn về các nói chuyện và tâm sự, hiểu trẻ hơn, biết cách tiếp cận trẻ một cách đúng cách. Quan trọng nhất là cha mẹ cần dành thời gian cho con em mình nhiều hơn, cố gắng bắt chuyện với con, hiểu con muốn gì.
  • Bạn cũng có thể đưa trẻ đến các trung tâm hỗ trợ điều trị trẻ bị tăng động, bác sĩ có chuyên môn và nhân viên ở đó sẽ hướng dẫn bé cách rèn luyện tập trung hơn, dần dần cải thiện trí nhớ và sự tập trung.
Hãy là người bạn tin cậy và thấu hiểu con em của mình
Hãy là người bạn tin cậy và thấu hiểu con em của mình

Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về chứng bệnh tăng động ở trẻ em và biết được các biểu hiện cũng như nguyên nhân gây ra bệnh để từ đó tìm cách hỗ trợ trẻ sớm và đúng cách nhất.

Damilama - Đá Muối Himalaya

DamiLama Chuyên Viết, Chia Sẻ Các Kiến Thức Về Sức Khỏe. Đặc Biệt Có Niềm Yêu Thích Đối Với Đá Muối Himalaya. Chia Sẻ Tất Cả Về Những Công Dụng - Tác Dụng Của Đèn Đá Muối Himalaya, Có Thể Giúp Được Mọi Người Bảo Vệ Sức Khỏe, Nâng Cao Sức Khỏe Được Tốt Hơn.

Related Articles

Trả lời

Back to top button
Close
Close
Call Now Button