Bệnh Ở Trẻ Em

Bệnh giun kim ở trẻ em và 3 biện pháp phòng tránh công hiệu nhất

Bệnh giun kim chắc hẳn đã không còn xa lạ với bất kỳ bậc cha mẹ nào bởi đây là bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất vẫn là ở trẻ em. Nguyên nhân gây bệnh được biết đến là do giun kim ký sinh vào cơ thể trẻ thông qua những thói quen xấu. Tuy nhiên cha mẹ có thể hoàn toàn chủ động phòng bệnh cho con. Bằng cách nào? Hãy săn thêm thông tin về bệnh giun kim ở trẻ em và 3 biện pháp phòng tránh công hiệu nhất để tìm lời giải đáp.

Xem thêm: Bệnh u não ở trẻ em và top 7 biểu hiện của bệnh u não

Bệnh giun kim ở trẻ em có đáng lo ngại không?
Bệnh giun kim ở trẻ em có đáng lo ngại không? 

Tại sao trẻ em thường mắc bệnh giun kim?

Nhiễm giun kim là một trong những bệnh rất phổ biến ở trẻ nhỏ do ký sinh trùng giun kim xâm nhập vào cơ thể, sinh sôi và phát triển.

Có 2 phương thức chính lây truyền bệnh giun kim được biết đến là thông qua đường ăn uống và thông qua thói quen sinh hoạt mất vệ sinh. Do đó mà trẻ em trở thành đối tượng dễ bị giun kim xâm nhập nhất do chưa nhận thức và điều chỉnh được các thói quen hàng ngày của mình.

Trẻ bị bệnh giun kim thường có biểu hiện gì?

Triệu chứng dễ nhận biết nhất của bệnh giun kim ở trẻ là thường ngứa ngày ở vùng hậu môn khiến trẻ cào gãi và khó chịu.

Nhất là vào ban đêm, trẻ thường hay quấy khóc do ngứa, nếu quan sát cha mẹ có thể thấy giun kim cái xuất hiện ở rìa hậu môn của bé. Lý do là vì giun kim cái ký sinh thường đẻ trứng vào ban đêm và tiết ra dịch gây ngứa.

Một số trường hợp, cha mẹ có thể phát hiện ra ấu trùng giun kim lẫn trong phân khi trẻ đi đại tiện.

Nếu không được điều trị kịp thời, giun kim có thể gây ra nhiều thương tổn trên bề mặt niêm mạc ở ruột, gây ra các chứng rối loạn tiêu hóa. Nguy hiểm hơn các bộ phận giun kim ký sinh đều có thể gây viêm nhiễm như viêm cơ quan sinh dục, viêm ruột thừa,…

Do đó mà ngay khi phát hiện các triệu chứng đầu tiên của bệnh giun kim, cha mẹ cần có phương pháp điều trị kịp thời và đúng cách.

Trẻ mắc bệnh giun kim thường ngứa vùng hậu môn nhiều vào ban đêm
Trẻ mắc bệnh giun kim thường ngứa vùng hậu môn nhiều vào ban đêm

Bệnh giun kim ở trẻ em điều trị ra sao?

Để điều trị dứt điểm bệnh giun kim cha mẹ nên hỏi ý kiến từ bác sĩ và dùng loại thuốc đặc trị bệnh phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Đồng thời kết hợp với giữ vệ sinh sạch sẽ để đảm bảo tác dụng tốt nhất từ thuốc.

Hiện nay có 2 loại thuốc trị giun kim phổ biến nhất là Albedazole hoặc Mebendazao dùng được cho cả người lớn và trẻ em với liều dùng khác nhau. Ngoài ra cũng có một số loại thuốc dùng để thoa bên ngoài để giảm ngứa và ngăn chặn sự sinh sôi phát triển của giun kim.

3 biện pháp phòng tránh bệnh giun kim ở trẻ em công hiệu nhất

  1. Đảm bảo ăn chín uống sôi

Giun kim và ấu trùng giun kim xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường ăn uống, nhất là các thực phẩm tái sống hoặc nguồn nước không tinh khiết. Vì vậy biện pháp phòng tránh bệnh giun kim cho trẻ công hiệu nhất là đảm bảo trẻ luôn ăn chín và uống sôi.

Thêm vào đó, cha mẹ cũng nên đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm bằng cách rửa sạch các loại đồ ăn, rau củ sống trước khi sơ chế và nấu. Như vậy, các loại giun đều khó mà xâm nhập được vào cơ thể trẻ.

Nên tập cho trẻ các thói quen giữ gìn vệ sinh thân thể
Nên tập cho trẻ các thói quen giữ gìn vệ sinh thân thể
  1. Giữ gìn vệ sinh

Bên cạnh đường ăn uống, trẻ cũng có thể xâm nhập trực tiếp vào cơ thể trẻ do những thói quen mất vệ sinh. Vì vậy cha mẹ hãy luôn đảm bảo vấn đề giữ gìn vệ sinh cơ thể cho trẻ và không gian quanh trẻ bằng nhiều cách:

  • Cho trẻ tắm rửa thường xuyên hàng ngày bằng xà phòng tắm
  • Tập thói quen rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trước, sau khi ăn và đi vệ sinh
  • Không cho trẻ chơi ở những nơi quá ô nhiễm
  • Quần áo và giường chiếu nơi trẻ chơi hoặc ngủ đều phải được giặt sạch thường xuyên, đảm bảo không nhiễm phân bệnh
  • Không cho trẻ mặc quần hở đũng và thường xuyên rửa hậu môn hàng ngày cho trẻ, có thể rửa bằng nước sạch hoặc nước muối pha loãng

Nên nhớ, mọi thói quen mất vệ sinh rất nhỏ cũng nâng cao nguy cơ nhiễm giun kim ở trẻ nhỏ.

  1. Thực hiện tẩy giun định kỳ cho trẻ

Cuối cùng quan trọng không kém là phụ huynh nên nhớ thực hiện tẩy giun định kỳ hàng năm cho trẻ để tiêu diệt mọi mầm mống ấu trùng giun kim có trong cơ thể trẻ.

Hiện nay tại các cửa hiệu thuốc tây cha mẹ đều dễ dàng mua được loại thuốc tẩy giun chất lượng và hiệu quả giành cho bé. Các bác sĩ luôn khuyên nên cho trẻ uống thuốc tẩy giun 6 tháng 1 lần, nghĩa là mỗi năm 2 lần để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Cha mẹ nên thực hiện tẩy giun định kỳ 2 lần mỗi năm cho trẻ
Cha mẹ nên thực hiện tẩy giun định kỳ 2 lần mỗi năm cho trẻ

Nói tóm lại, bệnh giun kim là bệnh phổ biến và rất khó tránh khỏi ở trẻ em. Vì vậy, tốt nhất cha mẹ hãy là người chủ động trong việc bảo vệ con mình tránh khỏi loại bệnh này. Chúc cho các bé luôn khỏe mạnh!

Damilama - Đá Muối Himalaya

DamiLama Chuyên Viết, Chia Sẻ Các Kiến Thức Về Sức Khỏe. Đặc Biệt Có Niềm Yêu Thích Đối Với Đá Muối Himalaya. Chia Sẻ Tất Cả Về Những Công Dụng - Tác Dụng Của Đèn Đá Muối Himalaya, Có Thể Giúp Được Mọi Người Bảo Vệ Sức Khỏe, Nâng Cao Sức Khỏe Được Tốt Hơn.

Related Articles

Trả lời

Back to top button
Close
Close
Call Now Button