Bệnh khô môi ở trẻ em và 5 nguyên nhân gây bệnh
Vào những ngày thời tiết hanh khô hay mùa đông chuyển lạnh, cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đều xuất hiện tình trạng khô môi. Thế nhưng cha mẹ không biết rằng khô môi ở trẻ bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Đôi khi quá chủ quan có thể gây ra nhiều hậu quả hối tiếc. Vì vậy, hãy đọc ngay bài viết này để bỏ túi cho mình kiến thức về bệnh khô môi ở trẻ em và 5 nguyên nhân gây bệnh.
Xem thêm: Bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em và 5 điều cần lưu ý khi trẻ bị viêm da cơ địa
Nguyên nhân nào gây ra bệnh khô môi phổ biến ở trẻ em?
-
Do cơ địa
Rất nhiều trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường bị khô môi do yếu tố về cơ địa. Làn da quá nhạy cảm của một số bé rất dễ bị kích ứng với các tác động từ môi trường bên ngoài. Điển hình như thời tiết nắng nóng, thiếu độ ẩm, khói bụi hay các hóa chất.
Thậm chí khi người lớn hôn bé cũng vô tình làm môi trẻ tiếp xúc với các thành phần có trong son gây ra tình trạng môi khô. Bên cạnh đó, chất liệu vải từ quần áo mà bé mặc cũng có thể là tác nhân gây bệnh cho bé.
Với nguyên nhân này, cha mẹ nên theo dõi và điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm phòng cho con như sử dụng máy phun sương tạo ẩm vào ngày hanh khô. Đồng thời hạn chế tối đa việc tiếp xúc môi trẻ với các hóa chất hay thành phần dễ kích ứng.
-
Do các yếu tố ngoài môi trường
Các tác nhân bên ngoài môi trường cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng khô môi thường xuyên ở trẻ. Trong đó bao gồm ánh nắng mặt trời, gió, thời tiết, khói bụi ô nhiễm và cả những loại hóa chất có hại khác.
Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cha mẹ nên cho con chơi ở những nơi sạch sẽ, thoáng mát, tránh đưa trẻ đến những nơi quá đông người và môi trường ô nhiễm. Đặc biệt vào những ngày hanh khô, không cho trẻ chơi ở nơi có quá nhiều ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp và nhiều gió.
Một số trường hợp, trẻ còn khô môi do tác dụng phụ của các loại thuốc chữa bệnh trước đó.
-
Do thiếu chất
Thiếu chất dinh dưỡng cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng khô môi ở trẻ. Trong đó chủ yếu là thiếu sắt, kẽm và các vitamin nhóm B, chủ yếu là vitamin B2.
Để khắc phục nguyên nhân này, bạn nên cung cấp thêm các loại thực phẩm có chứa các khoáng chất và vitamin trên vào chế độ ăn hàng ngày của con.
Một số thực phẩm chứa nhiều sắt như thịt bò, lòng đỏ trứng, ngũ cốc, cải bó xôi, …. chứa kẽm nhiều như thịt gà, thịt lợn, các loại hạt, sữa chua,…
Bạn cũng nên thêm vào bữa ăn các loại nấm, cá, trứng, súp lơ xanh, mè, thịt đỏ,… để cơ thể trẻ được cung cấp vitamin B2.
Với trẻ sơ sinh, hãy cho con bú sữa mẹ nhiều hơn để hấp thụ đầy đủ dưỡng chất thiết yếu từ dinh dưỡng của mẹ.
-
Do thói quen
4 thói quen hàng đầu có nguy cơ cao dẫn đến tình trạng khô môi ở trẻ là thường xuyên liếm môi, hay sờ tay lên môi, mút tay và uống ít nước.
Lý do là nước bọt rất dễ bay hơi và mang theo độ ẩm tự nhiên trên môi của trẻ, cộng với cơ thể mất nước thiếu độ ẩm bên trong cũng gây ra khô môi.
Vì vậy cha mẹ nên khắc phục và nhắc nhở thường xuyên giúp trẻ bỏ đi các thói quen xấu này. Bên cạnh đó, hãy tập cho con thói quen uống nhiều nước trong ngày, chủ yếu là nước lọc và có thể bổ sung thêm nước ép trái cây.
Uống nhiều nước là biện pháp cung cấp độ ẩm cho cơ thể tốt nhất vừa giúp ngăn ngừa bệnh khô môi vừa giúp phòng nhiều loại bệnh khác.
-
Do bệnh lý
Nguy hiểm nhất trong các nguyên nhân gây bệnh khô môi ở trẻ phải kể đến là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nghiêm trọng.
Thực tế, khi cơ thể trẻ mắc phải một số bệnh lý sau cũng gây ra triệu chứng khô và nứt nẻ môi dẫn đến đau rát:
- Bệnh Kawasaki
- Bệnh tuyến giáp
- Bệnh chốc lở
- Nhiễm nấm
- Viêm da
- …
Nếu môi trẻ khô kéo dài đi kèm nứt nẻ, chảy máu và đau rát nhiều, cha mẹ nên đưa con đến khám tại các cơ sở y tế để chẩn đoán bệnh. Chỉ khi biết được đúng bệnh dẫn đến khô môi mới có thể đưa ra hướng điều trị phù hợp.
Điều trị khô môi cho trẻ tại nhà bằng cách nào?
Ngoại trừ nguyên nhân về bệnh lý cần được thăm khám thì với các nguyên nhân khác, mẹ có thể chủ động điều trị khô môi ngay tại nhà cho con. Một số phương pháp vừa mang lại hiệu quả vừa không sợ gây kích ứng, ảnh hưởng sức khỏe của trẻ như:
- Sử dụng sữa mẹ, dầu dừa, vaseline hay son dưỡng môi thành phần tự nhiên thoa lên môi trẻ mỗi ngày ít nhất 3 lần. Tốt nhất là nên thoa qua đêm để đạt tác dụng tối đa.
- Giữ ẩm môi trường quanh trẻ vào những ngày thời tiết hanh khô
- Cho trẻ uống nhiều nước hơn, với trẻ sơ sinh nên cho bú mẹ nhiều hơn
- Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý cho con để bổ sung các dưỡng chất cơ thể trẻ còn thiếu
Trên đây là những kinh nghiệm giúp mẹ tìm hiểu thêm về nguyên nhân gây khô môi và cách điều trị đơn giản, hiệu quả tại nhà cho trẻ. Mẹ hãy áp dụng thật hợp lý để bảo vệ và chăm sóc con đúng cách nhất nhé!