Bệnh run chân tay ở trẻ em và 4 nguyên nhân gây bệnh chính
Bệnh run chân tay ở trẻ em tuy không phải một biểu hiện quá phổ biến nhưng cũng àm không ít bậc phụ huynh lo lắng khi không may con mình gặp phải. Mặc dù một số nguyên nhân gây ra run chân tay là do tổn thương cấu trúc thần kinh hay nghiêm trọng hơn nhưng một số cũng không phải. Vậy đâu là những nguyên nhân gây bệnh thường gặp khi trẻ có biểu hiện run chân tay?
Bạn biết gì về bệnh run chân tay ở trẻ em?
Run chân tay ở trẻ em là một biểu hiện không quá phổ biến nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy hiểm khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Thế nhưng đôi khi run tay chân chỉ là một biểu hiện vô căn không quá trầm trọng.
Run tay chân tưởng chừng đơn giản nhưng lại gây cản trở nhiều hoạt động của trẻ như vận động tay chân, viết chữ, thậm chí các hoạt động vui chơi. Từ đó ảnh hưởng trầm trọng đến tâm lý trẻ, có thể gây căng thẳng và stress.
Cách tốt nhất để tìm ra phương pháp điều trị phù hợp là tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra bệnh run chân tay ở trẻ nhà bạn.
4 nguyên nhân gây bệnh run chân tay ở trẻ phổ biến
-
Run tay chân vô căn
Nguyên nhân ít gây nguy hiểm nhất của biểu hiện run tay chân được gọi là run chân tay vô căn, thường là do yếu tố di truyền. Có thể bệnh này di truyền từ ông bà hay cha mẹ xuống con, cháu không xuất phát từ các yếu tố thần kinh nguy hiểm.
Di truyền gây run chân tay lên đến khoảng 50% số trẻ bị bệnh thường biểu hiện ở một số dấu hiệu như: run tay khi cầm bút viết, cầm đồ vật hay run ở cả giọng nói,… Song nguyên này ít gây ra biểu hiện run chân, hầu như chỉ ở run tay hay một số cơ quan khác.
-
Run chân tay do yếu hoặc rối loạn thần kinh thực vật
Bên cạnh nguyên nhân chủ yếu là yếu tố di truyền từ các thế hệ trước thì bị yếu hay rối loạn hệ thần kinh thực vật cũng là một nguyên nhân rất phổ biến.
Bạn có thể chưa biết, hệ thần kinh thực vật còn được gọi là hệ thần kinh tự chủ là một bộ phận của hệ thần kinh ngoại vi giúp điều khiển nhiều cơ, tuyến. Khi hệ thần kinh này bị rối loạn hay suy giảm các chức năng có thể gây ra bệnh run chân tay ở trẻ.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rối loạn hoặc suy giảm hệ thần kinh thực vật như là bệnh mãn tính, chấn thương, stress, sang chấn tâm lý,…
Người bị run chân tay do rối loạn thần kinh thực vật thường xuất hiện các cơn run tăng lên mỗi khi cơ thể quá tập trung, căng thẳng hay hồi hộp. Các cơn run sẽ bắt đầu từ tay sang chân và có thể lan tới cả giọng nói.
Với trẻ em bị run chân tay do rối loạn hệ thần kinh thực vật thường được khắc phục bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống. Cụ thể là bổ sung nhiều thực phẩm giàu khoáng chất, vitamin, hạn chế tối đa uống đồ uống có gas, hạn chế tối đa tiếp xúc với khói thuốc.
Bạn cũng nên dạy con thói quen vận động hay tập các bài thể dục nhẹ nhàng và đều đặn hàng ngày. Aerobic hay yoga đều là những đề xuất mang lại lợi ích cho con bạn.
-
Từng bị tổn thương não
Thực tế, những trẻ đã từng gặp các tổn thương ở não do té ngã hay tai nạn va đập mạnh sau khi điều trị cũng có thể để lại di chứng run chân tay. Một số bé còn gặp tình trạng này bởi di chứng sau những cơn sốt co giật không được cứu chữa kịp thời.
Nếu bé nhà bạn có biểu hiện run chân tay do nguyên nhân tổn thương não hãy tránh tối đa việc đưa con vào các tình huống bất ngờ, căng thẳng, hồi hộp và ức chế tâm lý.
-
Thiếu các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể
Nguyên nhân cuối cùng dẫn đến tình trạng run chân tay cũng khá phổ biến ở trẻ em là do trẻ bị thiếu một số dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Ví dụ như thiếu magie, vitamin D, B6, B12,…
Để khắc phục điều này cha mẹ hãy lên kế hoạch để bổ sung cho con đầy đủ dinh dưỡng qua các bữa ăn hàng ngày. Nếu bé biếng ăn, hãy thường xuyên đổi các loại thực phầm cho con để đảm bảo dinh dưỡng cần thiết.
Ngoài ra một số cơn run ở trẻ còn có thể do nguyên nhân nhiễm độc kim loại ở mức độ nhẹ hoặc nặng. Hay một số trường hợp các cũng có thể do bệnh cường giáp ở trẻ gây ra.
Ngay khi con bạn có biểu hiện run chân tay hãy đưa con đến ngay các cơ sở y tế hay bệnh viện để được bác sĩ thăm khám. Sau khi kiểm tra và chẩn đoan nguyên nhân, bé sẽ được đề ra phương án điều trị kịp thời và phù hợp nhất.
Đừng quá lơ là các dấu hiệu nhỏ có thể làm hại con mình. Hi vọng với những kinh nghiệm hữu ích trên cha mẹ đã biết đâu là cách chăm sóc con mình tốt nhất!