Bệnh Ở Trẻ Em

Bị Lồng Ruột Ở Trẻ Em: Top 4 Dấu Hiệu Cha Mẹ Cần Chú Ý

Lồng Ruột Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Dấu Hiệu, Phòng Ngừa

Lồng ruột là một trong những bệnh lý nghiêm trọng và thường gặp ở trẻ em. Vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là gì và làm sao để biết trẻ em đang bị lồng ruột. Hãy cùng chúng tôi chia sẻ những dấu hiệu bị lồng ruột ở trẻ em để mẹ đưa ra hướng xử lý kịp thời nhất.

Lồng Ruột Ở Trẻ Em: Khái Niệm, Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Triệu Chứng, Phòng Ngừa, Điều Trị

cac trieu chung long ruot o tre em the nao
Việc cha mẹ bổ sung kiến thức dấu hiệu bị lồng ruột ở trẻ em rất cần thiết

Giới thiệu đôi nét về bệnh lồng ruột ở trẻ em

Đây là bệnh lý liên quan đến đường ruột, trong đó có một đoạn ruột chui vào lòng của đoạn ruột khác. Từ đó gây ra tình trạng cản trở tới sự lưu thông của ruột và dẫn đến mạch máu cũng bị cuốn vào theo. Hậu quả là các mạch máu bị thắt lại và làm tổn thương đoạn ruột.

Trẻ em khi bị lồng ruột nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng ruột bị hoại tử và thủng. Đồng thời gây viêm phúc mạc và đe dọa đến tính mạng của bé. Đối với trường hợp nhẹ thì bệnh này có thể tự hết và tái phát trong 24 giờ sau khi chữa trị. Tuy vậy, khi trẻ lớn lên, nguy cơ bệnh lồng ruột tái phát sẽ giảm.

Những đối tượng trẻ em thường bị lồng ruột thường là trẻ nhỏ từ 5 đến 6 tháng tuổi. Các bé có giới tính nam sẽ dễ mắc bệnh này hơn so bé gái và hiếm gặp ở người trưởng thành. Để hạn chế mắc bệnh lồng ruột, các mẹ nên giảm thiểu các nguy cơ gây bệnh và tham khảo sự tư vấn của bác sĩ.

nguyen nhan tre em bi long ruot
Đối tượng thường bị lồng ruột là các trẻ nhỏ từ 5 đến 6 tháng tuổi

Vì sao trẻ em nên dùng Mequib 1 <-> Bạn sẽ có câu trả lời khi bấm vào câu hỏi,

Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng bị lồng ruột ở trẻ em

Hiện nguyên nhân dẫn đến tình trạng bị lồng ruột ở trẻ em vẫn chưa được xác định rõ. Có thể là do sau khi trẻ bị viêm ruột, có một khối u lành tính trong ruột, polyp lòng ruột hay ung thư ruột non. Bên cạnh đó, độ tuổi thường bị lồng ruột ở trẻ là từ 5 đến 6 tháng tuổi.

Nhiều giả thiết cho rằng đây là giai đoạn bé chuyển từ bú sữa sang ăn dặm nên làm ruột dễ co bóp nên dẫn đến bệnh lồng ruột. Ở độ tuổi này, kích thước các đoạn ruột cũng bị chênh lệch nhiều nên chúng sẽ dễ bị lồng vào nhau.

Các dấu hiệu trẻ em bị lồng ruột

Đau bụng

Đây là dấu hiệu sớm nhất trong thời gian đầu của tình trạng lồng ruột ở trẻ em. Lúc này, trẻ sẽ bất thình lình khóc thét lên vì những cơn đau bụng. Chúng có thể tái diễn nhiều lần và trẻ thường ưỡn ngực, xoắn vặn, ngừng chơi với bạn bè.

Nôn mửa

Trong thời kỳ đầu trẻ em bị lồng ruột cũng có dấu hiệu nôn mửa, khuôn mặt xanh xao và đổ mồ hôi. Ở giai đoạn muộn hơn, trẻ sẽ nôn ra dịch xanh hoặc dịch vàng và cảm thấy khó chịu trong người.

nguyen nhan long ruot o tre em do dau
Khi trẻ bị lồng ruột sẽ có biểu hiện đau bụng, nôn mửa

Bạn muốn con mình được cải thiện chiều cao một cách tốt nhất? Muốn cho con có một vóc dáng tốt nhất nhưng bằng việc ăn uống bổ sung. Vậy thì đề xuất bạn nên đọc bài viết Top 10 loại thực phẩm cực tốt giúp tăng chiều cao của trẻ

Đại tiện ra máu

Trẻ em có thể đại tiện ra máu đỏ, phân có dịch nhầy và xuất hiện sớm ngay cơn đau. Đại tiện ra máu thường xuất hiện ở trẻ em còn trong giai đoạn bú sữa mẹ và khiến bé quấy khóc trong đêm.

Một số dấu hiệu khác

Đối với những bé đang bị sốt, ho hay từng bị lồng ruột thì khi có dấu hiệu khóc thét từng cơn cũng là biểu hiện mẹ cần lưu tâm. Một số dấu hiệu khác như trẻ cảm thấy mệt lả, môi khô, người lạnh, sốt, mất nước… Qua đó, khi mẹ quan sát thấy bé có những dấu hiệu trên thì lập tức đưa tới trung tâm y tế gần nhất để được các bác sĩ thăm khám.

Chẩn đoán và cách xử trí khi trẻ bị lồng ruột

Các bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng lồng ruột ở trẻ em thông qua việc khám lâm sàng. Trường hợp trẻ có dấu hiệu sốt và mất máu thì họ sẽ tiến hành phẫu thuật nhanh để giúp bé hết bệnh.

Đối với các bé có tình trạng ổn định hơn, họ sẽ sử dụng phương pháp ống thụt barium. Trong phương pháp này, một chất lỏng chứa chất bari sẽ được cho đi qua ruột non của bé.  Sau đó, các bác sĩ sẽ tiến hành công tác chụp X- quang ruột để xác định nguyên nhân dẫn đến tình trạng lồng ruột và đưa ra hướng điều trị thích hợp.

cac bieu hien va bieu thi cua tre em bi long ruot
Khi mẹ thấy trẻ có dấu hiệu của bệnh lồng ruột thì hãy đưa bé tới ngay trung tâm y tế gần nhất

Ngoài việc bạn bổ dung đủ dinh dưỡng cho trẻ qua con đường ăn uống nhằm mục đích cải thiện chiều cao của bé. Nhưng ăn uống không có nghĩa là trẻ được hấp thu hoàn toàn và tối đa các dưỡng chất và vitamin giúp cho sự tăng trưởng và phát triển chiều cao. Mà bạn nên bổ sung thêm bằng các thực phẩm chức năng. Và đây là top 03 loại thực phẩm chức năng giúp trẻ tăng chiều cao tốt nhất hiện nay.

Do lồng ruột ở trẻ diễn biến rất nhanh, nên khi trẻ có biểu hiện khi thóc thét do đau bụng từng cơn thì cha mẹ nên đưa trẻ tới trung tâm y tế gần nhất. Qua đó, các bác sĩ sẽ xác định bệnh qua các phương pháp trên như chụp X- quang ruột, nội soi tiêu hóa…

Trường hợp cha mẹ đưa bé đến bệnh viện quá trễ sẽ gây hiện tượng sưng nề, hoại tử các đoạn ruột. Lúc này buộc các bác sĩ phải cắt bỏ chúng và việc gia đình bạn chăm sóc bé sau phẫu thuật cũng rất phức tạp. Chính vì thế, nếu nghi ngờ bé bị lồng ruột thì cha mẹ nên đưa bé tới bác sĩ ngay nhé!

Trên đây đã chia sẻ những dấu hiệu xác định bị lồng ruột ở trẻ em mà phụ huynh nên lưu tâm. Qua đó, lồng ruột là bệnh thường xảy ra ở trẻ em nên khi bé nhà mình có dấu hiệu bất thường thì nên đưa trẻ đến ngay bệnh viện để được bác sĩ kịp thời can thiệp. Chúc các thiên thần luôn khỏe mạnh và thông minh nhé!

Xem thêm các tin tức tổng hợp khác về bệnh trẻ em:

5/5 - (1 bình chọn)
Tags

Damilama - Đá Muối Himalaya

DamiLama Chuyên Viết, Chia Sẻ Các Kiến Thức Về Sức Khỏe. Đặc Biệt Có Niềm Yêu Thích Đối Với Đá Muối Himalaya. Chia Sẻ Tất Cả Về Những Công Dụng - Tác Dụng Của Đèn Đá Muối Himalaya, Có Thể Giúp Được Mọi Người Bảo Vệ Sức Khỏe, Nâng Cao Sức Khỏe Được Tốt Hơn.

Related Articles

Trả lời

Back to top button
Close
Close
Call Now Button