Bệnh Ở Trẻ Em

Nổi mề đay ở trẻ em và top 4 nguyên nhân hàng đầu

Trẻ nhỏ bị nổi mề đay là một trong những tình trạng phổ  biến. Tuy nhiên, khi bé bị nổi mề đay lại khiến các bậc phụ huynh lo lắng, bối rối. Vậy nổi mề đay ở trẻ em là gì? Có nguy hiểm hay không? Mời bạn hãy cùng chúng tôi theo dõi top 4 nguyên nhân hàng đầu gây nổi mề đay ở trẻ nhỏ nhé.

Xem thêm: Nấm miệng ở trẻ em và top 7 triệu chứng phổ biến

Nổi mề đay là gì?

Nổi mề đay ở trẻ em được xem là tình trạng xuất hiện nhiều vết sẩn mụn trên da với màu sắc không đồng đều, từ trắng đến hồng và có thể là đó. Những đốm mề đay có thể rời rạc hoặc liên kết với nhau thành từng mảng. Nổi mề đay gây ra hiện tượng khó chịu, ngứa ngáy khiến trẻ quấy khóc, chán ăn…

Trẻ bị nổi mề đay sẽ luôn cảm thấy khó chịu vì bị ngứa
Trẻ bị nổi mề đay sẽ luôn cảm thấy khó chịu vì bị ngứa  

Nổi mề đay ở trẻ em có thể biến mất sau vài ngày hoặc vài giờ nhưng lại tái phát lại nhiều lần. Trẻ nổi mề đay có thể còn kèm theo những triệu chứng sau:

  • Sốt, chóng mặt và khó thở.
  • Da bỏng rát, tấy đỏ.
  • Bị phù mạch, chủ yếu là ở tay, mí mắt, chân và miệng.

Top 4 nguyên nhân hàng đầu gây nổi mề đay ở trẻ em

  • Do nhiễm khuẩn

Trẻ em có sức đề kháng yếu nên dễ nhiễm vi khuẩn, virus, những vật thể lạ xâm nhập qua đường hô hấp hay qua da gây bệnh nổi mề đay.

  • Do thực phẩm

Khi trẻ ăn những loại thực phẩm như hải sản có vỏ, sữa, hoa quả, các loại hạt gây dị ứng cũng có thể làm xuất hiện tình trạng nổi mề đay.

Trẻ có thể bị nổi mề đay do dị ứng thực phẩm
Trẻ có thể bị nổi mề đay do dị ứng thực phẩm
  • Do thuốc

Một số loại thuốc có thành phần đặc biệt, nhất là thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau hạ sốt dễ khiến bé bị dị ứng và nổi mề đay.

  • Do tiếp xúc với các chất gây dị ứng

Khi trẻ em tiếp xúc với các chất gây dị ứng như vết côn trùng cắn, phấn hoa, chất hóa học, lông động vật, do môi trường, thời tiết…đều có thể gây nổi mề đay.

Nổi mề đay ở trẻ em có mấy loại?

Không khác với người lớn là mấy, tình trạng nổi mề đay ở trẻ em cũng chia thành các dạng dựa theo mức độ bệnh và thời gian.

  • Theo thời gian

+ Nổi mề đay cấp tính: Đây là tình trạng nổi mề đay xảy ra trong vòng 24h và có thể kéo dài tới dưới 6 tuần.

+ Nổi mề đay mãn tính: Đây là tính trạng nổi mề đay kéo dài trên 6 tuần và có thể đến nhiều năm.

  • Theo mức độ bệnh

+ Nổi mề đay thông thường: Tình trạng xuất hiện đột ngột với những nốt sẩn màu hồng và rất ngứa. Những nốt sẩn có thể lan rộng ra hoặc không nhưng lại nhanh hết, chỉ sau khoảng vài giờ và không để lại sẹo.

Nổi mề đay ở trẻ em chi ra từng loại theo mức độ bệnh
Nổi mề đay ở trẻ em chi ra từng loại theo mức độ bệnh

+ Phù Quincke: Xuất hiện rất đột ngột với nhiều nốt nổi ban sưng đỏ và có dấu hiệu căng 1 vùng. Những triệu chứng còn có thể tệ hơn nữa khi lưỡi bị sưng phù, thanh quản phù nề và dẫn dến suy hô hấp, tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

+ Da vẽ nổi: Đây là tình trạng nổi mề đay mà khi dùng một vật gì đó chà lên, trên da sẽ nhanh chóng xuất hiện những vệt màu hồng y như hình dạng đã vẽ.

Hướng dẫn xử lý nổi mề đay ở trẻ em

  • Đối với trẻ bị nổi mề đay cấp tính

+ Bạn cần xác định và loại bỏ những yếu tố gây bệnh ở trẻ để tránh bệnh phát triển nặng hơn.

+ Bạn cần cho trẻ kiêng ăn những loại thực phẩm dễ gây dị ứng như: Hải sản, sữa, trứng, giảm bớt đường, muối trong chế biến.

 + Bổ sung cho trẻ những loại thực phẩm giàu vitamin A, B và C hoặc những thức ăn mềm dễ tiêu hóa, có tính mát như: Mướp đắng, rau má, khoai lang, bưởi, cam…

Nên cho bé mặc đồ thoáng mát sau khi tắm nước lạnh để giảm bớt khó chịu
Nên cho bé mặc đồ thoáng mát sau khi tắm nước lạnh để giảm bớt khó chịu

+ Cho trẻ tắm bằng nước mát có pha thêm chút muối nở, hạn chế dùng xà bông có chức chất tẩy.

+ Giúp bé chơi đùa, giải trí để quên đi khó chịu, hạn chế gãi để không làm lây lan vùng da bị sưng đỏ.

+ Nên cho bé mặc quần áo dài, rộng rãi, thoáng mát và thấm hút tốt.

  • Đối với trẻ bị nổi mề đay mãn tính

Bạn cần đưa bé đến gặp bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp, tránh để lại sẹo hay gây khó chịu trong thời gian dài.

Những lưu ý khi chăm sóc trẻ nổi mề đay tại nhà

  • Bạn cần cho bé dừng sử dụng tất cả loại thực phẩm, thuốc mà nghi ngờ là “thủ phạm” gây dị ứng.
  • Hạn chế chà mạnh lên da và nhắc bé đừng gãi.
  • Không cho bé tắm nước quá nóng, tốt nhất là nên tắm lạnh, chườm lạnh để giảm sưng và ngứa.
  • Tránh sự tác động trực tiếp từ ánh nắng mặt trời lên da của bé.
  • Cho bé chế độ ăn uống hợp lý, lành mạnh.
  • Mặc quần áo nhẹ, thoáng mát và không quá chật.
  • Không để bé hoạt động hay đùa giỡn nhiều, mồ hôi sẽ làm bé thêm khó chịu.

Vừa rồi là những chia sẻ của chúng tôi về tình trạng nổi mề đay ở trẻ em. Hy vọng với những thông tin trên đây, bạn sẽ chăm sóc bé tốt hơn khi bé bị nổi mề đay. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết.

Damilama - Đá Muối Himalaya

DamiLama Chuyên Viết, Chia Sẻ Các Kiến Thức Về Sức Khỏe. Đặc Biệt Có Niềm Yêu Thích Đối Với Đá Muối Himalaya. Chia Sẻ Tất Cả Về Những Công Dụng - Tác Dụng Của Đèn Đá Muối Himalaya, Có Thể Giúp Được Mọi Người Bảo Vệ Sức Khỏe, Nâng Cao Sức Khỏe Được Tốt Hơn.

Related Articles

Trả lời

Back to top button
Close
Close
Call Now Button