Bệnh Ở Trẻ Em

Cách Phòng Ngừa, Điều Trị: 05 Loại Bệnh Răng Miệng Ở Trẻ

Bệnh răng miệng ở trẻ em thường gặp nhất là những bệnh nào? Và các bố mẹ có biết rằng con của mình có bị bệnh về răng miệng hay không? Có thể có nhưng nhiều hơn là không phải không? Vậy thì bạn có thể đọc bài viết dưới dây có thể hiểu được các biểu hiện, cách phòng tránh và cách điều trị của 5 bệnh về răng miệng trẻ em hay mắc phải nhất.

bi benh rang mieng o tre so sinh

Bệnh răng miệng ở trẻ em thường gặp là gì?

5 loại bệnh răng miệng ở trẻ em

Viêm loét miệng

Đây là bệnh rất phổ biến ở tất cả mọi người, ở trẻ em thường gặp gây rất khó chịu với trẻ. Là những tổn thương phát sinh ở vùng niêm mạc miệng và cổ họng gây đau đớn, rất khó chịu khi trẻ ăn, nói hoặc cử động. khi bé ăn đồ nóng, lạnh có chất kích thích thì bé càng bị đau hơn tại những vết loét và phần xung huyết xung quanh. Bệnh này có thể tự khỏi nhưng thường xuyên lặp lại.

Nguyên nhân là vì có chấn thương nhỏ từ miệng là do trẻ đánh răng quá nhiều, ăn nhiều thực phẩm nhiều gia vị, có tính axit, tai nạn do cắn; các rối loạn đường ruột nghiêm trọng; suy giảm hệ thống miễn dịch…

cac benh rang mieng tre em thuong hay mac phai

Nấm miệng

Bệnh nấm miệng là trong miệng trẻ có những mảng màu trắng xuất hiện trên lưỡi và những vết loét đỏ trên môi, trên vòm miệng, niêm mạc miệng. Khi bị nấm miệng, trẻ có thể cảm thấy rát trong miệng hoặc cổ họng và có thể gây hôi miệng.

Trẻ bị bệnh này là do do tác động của những yếu tố bên ngoài hoặc hệ thống miễn dịch suy yếu, ví dụ như uống thuốc kháng sinh trong một thời gian dài; dùng Corticosteroid; viêm đường tiết niệu…

Bệnh viêm nướu, viêm nha chu của trẻ

Biểu hiện của bệnh là viêm quanh răng, hư quanh răng và teo vùng quanh răng… Khi mắc bệnh viêm nướu, phần nướu răng của bé trở nên sưng đỏ, dễ chảy máu, đặc biệt là khi bé đánh răng sẽ dễ dàng để lại vết máu trên lông bàn chải. Bệnh có thể chuyển thành viêm quanh răng nếu để lâu. Ngoài ra nếu không điều trị đúng mức thì xương, dây chằng quanh răng cũng bị tiêu hủy dần và có thể dẫn đến tình trạng rụng răng ở trẻ.

Sâu răng trẻ em và mòn men răng

Đây là bệnh phổ biến nhất hiện nay, biểu hiện của bệnh là răng bị sâu răng, mòn men răng. Đó là do sự tiêu hủy hóa cấu trúc vôi hóa tinh thể canxi của men răng và ngà răng, tạo ra lỗ hổng do vi khuẩn gây ra dẫn đến viêm tủy răng làm bé đau nhức và có thể sốt.

benh tre em thuong gap nhat la benh gi rang mieng

Răng vĩnh viễn trẻ mọc chậm

Trẻ lên 6, 7 tuổi sẽ bắt đầu thay răng sữa bằng răng vĩnh viễn. tuy nhiên có một số bé khi răng sữa đã rụng đi rồi nhưng sau một thời gian vẫn không thấy sự mọc lên của răng vĩnh viễn. Thời gian thay răng ở trẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: đặc điểm của từng loại răng, vị trí của răng. Thông thường, thời gian thay răng ở trẻ chỉ diễn ra từ vài tuần đến 1-2 tháng. Nếu sau 4-5 tháng bạn vẫn không thấy có răng vĩnh viễn xuất hiện thì nên đưa trẻ đi khám để biết được tình trạng thiếu mầm răng vĩnh viễn và ước tính kích thước răng vĩnh viễn trong tương lai.

Cách điều trị và phòng ngừa bệnh răng miệng ở trẻ em

Vệ sinh răng miệng hằng ngày đúng cách: chỉ cho trẻ cách chăm sóc răng miệng đúng cách bằng cách đánh răng ngày 2-3 lần, nhất là buổi sáng và buổi tối trước khi ngủ. Đây là là điều cần thiết trong quá trình phòng ngừa và điều trị bệnh răng miệng.

Chăm sóc trẻ với chế độ dinh dưỡng hợp lý: nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể trẻ luôn khỏe mạnh và các thành phần tốt cho răng như vitamin C, B12, canxi. Cho trẻ ăn nhiều rau xanh và hoa quả, những thực phẩm, món ăn dễ tiêu hóa để không gây nhiệt miệng, viêm loét và tổn thương răng miệng.

Dạy trẻ từ bỏ thói quen có hại cho răng miệng như hạn chế cho trẻ ăn đồ ngọt như nước ngọt, kẹo, bánh nhất là vào buổi tối trước giờ đi ngủ.

Khám răng miệng định kỳ cho trẻ: 20% các bệnh lý răng miệng sẽ được ngăn chặn nếu như bạn có thói quen lên lịch và khám răng định kỳ tại nha khoa. Định kỳ khám răng cho trẻ được khuyến khích là 6 tháng/ 1 lần.

nen di kham rang mieng cho tre em dinh ki

Nên gặp bác sỹ khi nào?

Thông thường bệnh viêm loét miệng thì thường tự khỏi, tuy nhiên nếu vết loét lâu lành gây khó khăn khi ăn uống thì bạn nên cho trẻ đi thăm khám bác sỹ. Các bệnh về viêm nướu, nấm miệng, mòn răng bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sỹ nha khoa để có biện pháp điều trị kịp thời ngăn chặn những tình trạng xấu hơn có thể xảy ra.

Vậy đến đây thì các bạn đã xem xong bài viết về list các bệnh về răng miệng trẻ hay gặp phải nhất cũng như các biểu hiện, các phòng tránh và điều trị phù hợp nhất. Hãy coi sức khỏe răng miệng của con bạn là điều quan trọng nhất cũng như các bệnh trẻ em thường hay gặp. Vì sức khỏe của trẻ có tốt toàn diện thì trẻ mới có thể phát triển được bình thường và tiến xa hơn, cao hơn trong trí tuệ cũng như bản năng của cuộc sống.

Bậc phụ huynh hãy chuẩn bị cho mình các kiến thức về bệnh ở trẻ em thật tốt để có thể cho con một sức khỏe thật tốt nhé.

5/5 - (2 bình chọn)
Tags

Damilama - Đá Muối Himalaya

DamiLama Chuyên Viết, Chia Sẻ Các Kiến Thức Về Sức Khỏe. Đặc Biệt Có Niềm Yêu Thích Đối Với Đá Muối Himalaya. Chia Sẻ Tất Cả Về Những Công Dụng - Tác Dụng Của Đèn Đá Muối Himalaya, Có Thể Giúp Được Mọi Người Bảo Vệ Sức Khỏe, Nâng Cao Sức Khỏe Được Tốt Hơn.

Related Articles

Trả lời

Back to top button
Close
Close
Call Now Button