Bệnh Ở Trẻ Em

3 triệu chứng bệnh quai bị ở trẻ em điển hình nhất

Quai bị là một trong những bệnh truyền nhiễm cấp tính thường gặp ở trẻ em có khả năng gây ra biến chứng nghiêm trọng nếu không được phát hiện sớm. Nguy hiểm hơn, hiện nay y học vẫn chưa có thuốc đặc trị dứt điểm loại bệnh này. Thế nhưng bằng một số biện pháp can thiệp kịp thời, bạn vẫn có thể ngăn chặn được các biến chứng của bệnh. Do đó đừng nên bỏ qua 3 triệu chứng bệnh quai bị ở trẻ em điển hình dưới đây để nhận ra bệnh sớm nhất.

Xem thêm bài viết: Bệnh quai bị ở trẻ em kiêng gì?

Tìm hiểu 3 triệu chứng bệnh quai bị ở trẻ em điển hình nhất
Tìm hiểu 3 triệu chứng bệnh quai bị ở trẻ em điển hình nhất

Bệnh quai bị và nguyên nhân gây bệnh

Quai bị là bệnh truyền nhiễm cấp tính phổ biến ở trẻ em do virus tuyến nước bọt gây ra. Đáng nói hơn, bệnh có thể lây rất nhanh thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc đồ dùng cá nhân chung với người bệnh. Đặc biệt là với những trẻ chưa được tiêm phòng vacxin ngừa quai bị.

Hiện nay, y học chưa có thuốc đặc trị tiêu diệt virus gây ra bệnh này, nhưng ở trẻ em bệnh thường sẽ tự khỏi và biến mất trong vòng 10 ngày đến nửa tháng.

Chỉ một số trường hợp không có can thiệp kịp thời để giảm thiểu các triệu chứng, quai bị có thể gây ra biến chứng. Nguy hiểm nhất là gây vô sinh ở nam giới sau này.

Nguyên nhân gây ra bệnh quai bị ở trẻ em chủ yếu là do lây nhiễm trực tiếp hoặ gián tiếp từ người bệnh. Nhiều nhất là với các bé thường xuyên đến những nơi đông người.

3 triệu chứng bệnh quai bị ở trẻ em cha mẹ nên biết

  1. Sưng tuyến mang tai

Sưng tuyến mang tai là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh quai bị ở trẻ em. Đầu tiên trẻ sẽ xuất hiện cảm giác đau nhức ở khu vực tuyến nước bọt. Sau đó vài ngày mới bắt đầu sưng lên ở phần dưới mang tai, có thể sưng bên trái, bên phải hoặc 2 bên.

Khi sưng tuyến mang tai, trẻ thường cảm thấy đau nhức, khó chịu, khó nhai, khó nuốt, gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc ăn uống hàng ngày. Một số trẻ còn kéo theo biểu hiện quấy khóc, biếng ăn kéo dài gây mệt mỏi cơ thể.

Lúc này, cha mẹ có thể hỗ trợ giảm đau cho con bằng cách chườm lạnh vùng sưng của quai bị hoặc dùng thuốc giảm đau theo chỉ định từ bác sĩ. Với trường hợp sưng đau bất thường và trầm trọng, hãy đưa con đến bác sĩ để được kiểm tra tình trạng cụ thể.

Trẻ sẽ bị sưng tuyến mang tai khi mắc bệnh quai bị
Trẻ sẽ bị sưng tuyến mang tai khi mắc bệnh quai bị
  1. Sốt

Khi bị bệnh quai bị, trẻ cũng sẽ có triệu chứng sốt, thỉnh thoảng có thể sốt cao đột ngột 39 đến 40 độ C, kéo dài khoảng 3 đến 4 ngày.

Sốt dai dẳng sẽ làm cơ thể của bé mất nước dẫn đến suy nhược, do đó cha mẹ nên tìm biện pháp bù nước thích hợp cho con. Với trẻ nhỏ nên cho con uống thêm sữa hoặc dung dịch nước điện giải orezol cho trẻ nếu cần thiết.

Bên cạnh đó, cha mẹ cũng có thể dùng thuốc hạ sốt cho con đúng theo liều dùng từ chỉ định của bác sĩ.

Lưu ý theo dõi tình trạng sốt của con, nếu có bất kỳ biểu hiện sốt cao không giảm hoặc co giật cần đưa con đến ngay cơ sở y tế.

Sốt cũng là một trong 3 triệu chứng điển hình của quai bị ở trẻ
Sốt cũng là một trong 3 triệu chứng điển hình của quai bị ở trẻ
  1. Đau đầu, nhức tai và ớn lạnh

Sưng tuyến nước bọt có thể sẽ làm trẻ cảm thấy đau nhức ở tai và đầu kèm theo nhức mỏi toàn thân. Trẻ cũng sẽ cảm thấy ớn lạnh khi mắc bệnh quai bị và cần giữ ấm cơ thể nhiều hơn.

Một số triệu chứng khác của bệnh quai bị cũng có thể xảy ra ở trẻ là buồn nôn, nôn. Với bé trai có thể xuất hiện thêm dấu hiệu sưng ở bịu và đau tinh hoàn. Cha mẹ cần chú ý theo dõi.

Hỗ trợ điều trị giảm triệu chứng quai bị bằng cách nào?

Mặc dù bệnh quai bị chưa có thuốc đặc trị nhưng cha mẹ cần phải hỗ trợ điều trị giảm các triệu chứng bệnh cho con.

Nên nhớ, không can thiệp kịp thời bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng rất nguy hiểm. Điển hình nhất như viêm tinh hoàn, viêm màng não, viêm cơ tim, viêm buồng trứng hay nhồi máu phổi,…

Để hỗ trợ điều trị các triệu chứng của bệnh, cha mẹ nên:

  • Cách ly trẻ với những người mắc bệnh
  • Cho trẻ uống thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ
  • Chườm lạnh vùng sưng đau
  • Hạn chế cho bé ăn các món ăn cứng và khó nhai, nuốt
  • Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng giàu khoáng chất và vitamin để tăng sức đề kháng
  • Cho trẻ uống nhiều nước để tránh suy nhược cơ thể
  • Đưa đến bác sĩ khi phát hiện các biểu hiện bất thường

Có thể chủ động phòng tránh bệnh quai bị ở trẻ em không?

Câu trả lời là có, cha mẹ có thể chủ động phòng tránh bệnh cho con bằng nhiều biện pháp đơn giản. Trong đó hiệu quả nhất là cho trẻ tiêm phòng vacxin quai bị đúng thời điểm để đảm bảo tác dụng của vacxin.

Thường ở trẻ em, tiêm phòng quai bị sẽ được nhắc lại 2 mũi, mũi thứ nhất khi trẻ ở giai đoạn 12 đến 18 tháng tuổi, mũi thứ 2 sau mũi 1 tối thiểu 1 tháng.

Trẻ em nên được tiêm vacxin phòng quai bị đúng thời điểm
Trẻ em nên được tiêm vacxin phòng quai bị đúng thời điểm

Ngoài ra, cha mẹ cũng nên chú ý vấn đề vệ sinh cá nhân cho con và đảm bảo môi trường xung quanh trẻ luôn sạch sẽ, khô thoáng. Hạn chế đưa trẻ đến nơi đông người tránh tiếp xúc mầm bệnh.

Đừng để trẻ phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm từ bệnh quai bị bằng những kiến thức toàn diện về bệnh nhé các mẹ. Chúc bé luôn khỏe mạnh, chóng lớn!

Damilama - Đá Muối Himalaya

DamiLama Chuyên Viết, Chia Sẻ Các Kiến Thức Về Sức Khỏe. Đặc Biệt Có Niềm Yêu Thích Đối Với Đá Muối Himalaya. Chia Sẻ Tất Cả Về Những Công Dụng - Tác Dụng Của Đèn Đá Muối Himalaya, Có Thể Giúp Được Mọi Người Bảo Vệ Sức Khỏe, Nâng Cao Sức Khỏe Được Tốt Hơn.

Related Articles

Trả lời

Back to top button
Close
Close
Call Now Button