Bệnh Ở Trẻ Em

Điều trị viêm phổi ở trẻ em và 6 cách phòng ngừa viêm phổi hiệu quả

Viêm phổi là bệnh thường gặp ở trẻ em, nhất là vào những khi giao mùa từ nắng chuyển sang lạnh đột ngột. Với thời tiết thất thường, độ ẩm cao là cơ hội để bệnh viêm phổi phát triển. Viêm phổi là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ phải nhập viện. Trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 2 tháng tuổi là nhóm nguy cơ mắc và tử vong do viêm phổi cao nhất. Điều trị viêm phổi ở trẻ em và 6 cách phòng ngừa viêm phổi hiệu quả.

Xem thêm: Top 4 cách chữa dị ứng thời tiết ở trẻ em

  1. Viêm phổi là gì?

Viêm phổi là nhiễm trùng cấp tính ở một thùy phổi phải hay trái hoặc toàn bộ phổi. Có rất nhiều loại vi sinh vật gây ra viêm phổi. Phổi nhiễm bệnh làm tiết dịch và để lại các tế bào chết. Điều này làm tắc nghẽn các túi khí nhỏ li ti trong phổi và làm giảm trao đổi oxy.

dieu tri viem phoi o tre 02

  1. Dấu hiệu của viêm phổi ở trẻ em

Ở giai đoạn nhẹ: có biểu hiện như sốt nhẹ, ho húng hé, sổ mũi, thường quấy khóc, khó chịu, nghe thở khò khè khi áp tai vào lưng bé. Khi bị viêm, phổi của trẻ sẽ mất tính mềm mại, không thể giãn nở dễ dàng khi trẻ thở, điều này khiến bị thiếu oxy và hơi thở trở nên gấp gáp hơn.

Ở giai đoạn nặng hơn: nếu trẻ không được điều trị sớm sẽ diễn biến nặng hơn với biểu hiện sốt cao, ho tăng lên, có đờm, khó thở, thở nhanh, rút lõm lồng ngực, bỏ bú hoặc bú kém, tím môi, tím đầu chi…Ngoài ra, trẻ có thể bị tiêu chảy, nôn, đau bụng, phổi có nhiều ran ẩm nhỏ hạt. Tình trạng này kéo dài sẽ gây thiếu oxy cung cấp cho não, trẻ sẽ li bì hoặc bị kích thích, co giật…

Dấu hiệu viêm phổi ho, sốt, rút lõm ngực
Dấu hiệu viêm phổi ho, sốt, rút lõm ngực
  1. Nguyên nhân gây viêm phổi ở trẻ em

Phân loại theo nguyên nhân, viêm phổi có ba loại chính:

Viêm phổi do vi khuẩn: do vi khuẩn gây ra, tự phát triển hoặc sau khi bị cảm lạnh hoặc cúm nghiêm trọng.

Viêm phổi do virus: có thể không nghiêm trọng và thường kéo dài trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, virus cúm có thể khiến viêm phổi trở nên nặng và gây tử vong. Phụ nữ mang thai hoặc bệnh nhân bị bệnh tim hay phổi nên cẩn thận với bệnh này.

Viêm phổi do Mycoplasma: có các đặc điểm chung của cả virus và vi khuẩn, gây ra các trường hợp viêm phổi nhẹ.

dieu tri viem phoi o tre 04

  1. Các biến chứng nguy hiểm

Nếu viêm phổi mà điều trị muộn hoặc không đúng cách, hoặc vi khuẩn độc lực quá mạnh có thể gây ra các biến chứng, một khi biến chứng xảy ra thì việc điều trị phức tạp và nguy cơ tử vong cao. Các biến chứng có thể xảy ra là: tràn dịch, tràn mủ, tràn khí khoang màng phổi; viêm phổi hoại tử, apce phổi; kén khí phổi; hạ Natri máu

  1. Cách điều trị trẻ khi bị viêm phổi

  • Vệ sinh mũi: khi trẻ bị viêm phổi sẽ đi kèm với viêm hô hấp trên ,thường tiết dịch nhầy làm bé sổ mũi hoặc nghẹt mũi. Nên vệ sinh mũi thường xuyên cho bé bằng cách nhỏ nước muối sinh lý lấy nhầy mũi bằng bấc sâu kèn hoặc cho bé nằm nghiêng rửa (tham khảo thêm trên youtube cách lấy nhầy mũi cho bé).
  • Vệ sinh miệng bằng nước muối: với bé nhỏ bạn có thể dùng rơ lưới thấm nước muối sinh lý sau đó rơ hàm, vòm họng, lưỡi cho bé.
  • Theo dõi trẻ: nếu bé sốt trên 38oC mà có biểu hiện khó chịu, quấy thì nên dùng thuốc hạ sốt thông thường paracetamol theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Giảm ho an toàn: các loại siro ho thảo dược không có chống chỉ định, có thể giúp bé dễ chịu hơn.
  • Làm ẩm không khí trong phòng hỗ trợ niêm mạc hô hấp, tránh nằm máy lạnh ở nhiệt độ quá thấp, nhiệt độ thấp nhất là 29 độ. Tái khám mỗi ngày hoặc mỗi 2 ngày theo chỉ định của bác sĩ.
Trẻ dưới 3 tháng tuổi bị viêm phổi phải cho nhập viện gấp
Trẻ dưới 3 tháng tuổi bị viêm phổi phải cho nhập viện gấp

Cha mẹ cần lưu ý rằng tất cả trẻ dưới 3 tháng có biểu hiện viêm phổi đều phải cho nhập viện điều trị sớm bởi trẻ nhỏ bệnh tiến triển nhanh rất nguy hiểm. Với trẻ trên 3 tháng viêm phổi và sốt cao trên 38.5oC, suy hô hấp rút lõm lồng ngực, khó thở nặng, thở rên, cánh mũi phập phồng, ngưng thở; tím tái, li bì; trẻ bỏ bú, mất nước (mắt trũng, tiểu ít)…phải cho đi khám ngay để chuẩn đoán điều trị kịp thời.

  1. 6 cách phòng ngừa viêm phổi hiệu quả

  • Nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và kéo dài cho đến khi trẻ dược 18 – 24 tháng.
  • Trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi cần được chăm sóc và bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng.
  • Sử dụng nguồn nước sạch và giữ gìn vệ sinh môi trường nhằm bảo vệ trẻ, chống lại các mầm mống gây ra bệnh viêm phổi và các bệnh thường gặp khác. Người chăm sóc trẻ cần rửa tay thường xuyên.
  • Làm sạch không khí trong nhà, đặc biệt khói từ các bếp lò để làm giảm nguy cơ viêm phổi ở trẻ.
  • Các bậc phụ huynh cần chú ý theo dõi trẻ, phát hiện sớm dấu hiệu bệnh viêm phổi ở trẻ để đi khám và điều trị kịp thời.
  • Việc tiêm chủng vắc-xin cho trẻ sẽ giúp cung cấp sự bảo vệ chống lại sự nhiễm khuẩn gây ra bởi nhiều chủng phế cầu khác nhau.

Damilama - Đá Muối Himalaya

DamiLama Chuyên Viết, Chia Sẻ Các Kiến Thức Về Sức Khỏe. Đặc Biệt Có Niềm Yêu Thích Đối Với Đá Muối Himalaya. Chia Sẻ Tất Cả Về Những Công Dụng - Tác Dụng Của Đèn Đá Muối Himalaya, Có Thể Giúp Được Mọi Người Bảo Vệ Sức Khỏe, Nâng Cao Sức Khỏe Được Tốt Hơn.

Related Articles

Trả lời

Back to top button
Close
Close
Call Now Button