Bệnh nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ em và 3 cách điều trị hiệu quả nhất
Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh có khả năng mắc bệnh nhiễm khuẩn đường ruột rất cao. Hệ tiêu hóa non nớt cùng với vấn đề vệ sinh thực phẩm không được đảm bảo khiến trẻ rất dễ mắc phải căn bệnh này. Vậy bệnh nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ em là gì? Triệu chứng của bệnh và cách điều trị bệnh hiệu quả nhất. Lời giải đáp cho câu hỏi trên sẽ có trong bài viết dưới đây.
Xem thêm: Bệnh viêm cầu thận cấp ở trẻ em và top 5 triệu chứng bệnh
Bệnh nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ em
Nhiễm khuẩn đường ruột chỉ đứng sau nhiễm khuẩn đường hô hấp ở trẻ em về mức độ nguy hiểm và phổ biến. Bệnh gây ra bởi các vi khuẩn Escherichia coli (E. coli) và dẫn tới tình trạng tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa kéo dài ở trẻ.
Bệnh dễ dàng lây lan khi trẻ tiếp xúc với các đồ vật hay các loài động vật có mang vi khuẩn. Bệnh phát triển nhanh chóng và khó phát hiện. Thời gian ủ bệnh thường từ vài ngày đến vài tuần. Thông thường, đến khi trẻ xuất hiện các triệu chứng như đau bụng, đi ngoài, buồn nôn thì bệnh mới được phát hiện.
Do sức đề kháng cũng với hệ tiêu hóa còn non nớt, hầu hết trẻ mắc bệnh lâu ngày thường có tình trạng rối loạn tiêu hóa. Rối loạn tiêu hóa dẫn tới việc cơ thể của trẻ hấp thu kém các chất dinh dưỡng, dẫn tới bệnh lý còi xương, suy dinh dưỡng. Chưa kể tới việc đi ngoài thường xuyên khiến trẻ mệt mỏi, cơ thể mất nước và quấy khóc, bỏ ăn. Nặng hơn, bệnh có thể gây ra tử vong khi tình trạng tiêu chảy kéo dài và không được điều trị kịp thời.
Để hạn chế căn bệnh này ở trẻ, các bậc cha mẹ cần thường xuyên giữ vệ sinh cho trẻ. Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các loại gia súc, gia cầm có khả năng mang vi khuẩn. Đồng thời cũng nên chuẩn bị cho trẻ có một chế độ dinh dưỡng phù hợp để tăng sức đề kháng, phòng ngừa bệnh.
Top 3 cách điều trị bệnh nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ
Có rất nhiều cách để điều trị bệnh nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ em. Trong đó, ba cách hiệu quả đang được nhiều bậc cha mẹ tin tưởng hiện nay phụ thuộc vào tình trạng bệnh của trẻ, đó là:
Chữa nhiễm khuẩn đường ruột bằng lá ổi.
Từ lâu, lá ổi được biết đến có công dụng tuyệt vời trong việc hạn chế tiêu chảy lâu ngày. Lá ổi là nguyên liệu lành tính và dễ tìm. Bài thuốc chữa tiêu chảy bằng lá ổi như sau
Nguyên liệu cần có: Lá ổi (9 ngọn với bé gái, 7 ngọn với bé trai), 100 ml nước sôi, một vài hạt muối.
Lá ổi rửa sạch, ngâm cùng với nước muối để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn. Để ráo nước, sao vàng. Thêm lá ổi, 100 ml nước và vài hạt muối vào nồi. Đun sôi, cho nhỏ lửa và đun đến khi còn khoảng 50 ml nước thì tắt bếp.
Cho trẻ uống ngày 3 lần, mỗi lần khoảng 5 – 10 ml. Vài ngày sẽ thấy tình trạng tiêu chảy ở trẻ được cải thiện.
Thay đổi chế độ dinh dưỡng
Thông thường, ở giai đoạn nhẹ, nhiễm khuẩn đường ruột gây tiêu chảy nhiều lần ở trẻ. Để hạn chế tình trạng này, các bậc phụ huynh nên thay đổi chế độ dinh dưỡng cho trẻ. Hạn chế các thực phẩm nhiều chất béo, dầu mỡ. Nên cho trẻ ăn các thực phẩm dễ tiêu hóa như cháo, súp. Nên loại bỏ các loại sữa có chứa lactose. Vì khi niêm mạc ruột của bé đang bị tổn thương, hệ tiêu hóa sẽ không tiêu hóa được đường lactose có trong sữa bò, khiến tình trạng tiêu chảy nặng hơn.
Đặc biệt, với trẻ còn bú mẹ hoàn toàn, mẹ cần thay đổi chế độ dinh dưỡng. Ăn các thực phầm lành tính, ít chất béo để hệ tiêu hóa của trẻ dễ tiêu hóa hơn.
Thăm khám và sử dụng thuốc theo chỉ dẫn ở bác sĩ
Khi tình trạng tiêu chảy kéo dài kèm theo các biểu hiện quấy, sốt, nôn trớ ở trẻ. Các bậc phụ huynh không nên tự ý mua thuốc và chữa trị cho trẻ tại nhà. Cần cho trẻ tới các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời. Tránh tình trạng bệnh thêm nặng có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm.
Ngoài ra, để hạn chế và phòng tránh bệnh nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ em cần lưu ý:
– Cha mẹ rửa sạch tay, giữ vệ sinh cơ thể trước khi tiếp xúc với trẻ sơ sinh.
– Trẻ nhỏ cần được rửa tay trước và sau khi ăn.
– Cho trẻ ở trong môi trường sạch sẽ, thoáng mát, tránh tiếp xúc với nơi ở của cá loại gia súc gia cầm khi trẻ có đề kháng yếu.
Bệnh nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ em khá dễ gặp và mang tới những biến chứng nguy hiểm khi không được điều trị kịp thời. Việc có cho mình hiểu biết về triệu chứng của loại bệnh này là vô cùng cần thiết. Những thông tin cung cấp trong bài viết hi vọng đã giúp bạn đọc hiểu hơn về căn bệnh này. Hãy cho trẻ thăm khám và điều trị kịp thời ngay khi phát hiện bệnh mẹ nhé.