Sốt phát ban ở trẻ em và top 2 triệu chứng phổ biến
Ở trẻ em hay xuất hiện tình trạng sốt phát ban, mực dù sốt phát ban có thể tự hết và không phải trường hợp bị sốt phát ban nào cũng nguy hiểm. Tuy nhiên khi trẻ bị sốt phát ban cũng sẽ rất khó chịu, mệt mỏi và khiến các phụ huynh lo lắng. Sốt phát ban ở trẻ em và top 2 triệu chứng phổ biến sẽ được chúng tôi cung cấp thông tin trong bài viết dưới đây. Bạn đừng vội bỏ qua bài viết của chúng tôi nhé.
Xem thêm: Sốt ở trẻ em và top 4 nguyên nhân gây sốt
Sốt phát ban ở trẻ em là bệnh gì?
Sốt phát ban ở trẻ em thường xuất hiện ở trẻ từ 6 tháng tuổi cho đến 36 tháng tuổi. Đây là căn bệnh gây ra hiện tượng nóng sốt ở trẻ kèm theo những nốt ban đỏ ngứa ngáy, cơ thể uể oải, mệt mỏi. Trẻ sẽ bị sốt sau đó khoảng 2 – 3 ngày thì mới xuất hiện ban đỏ trên da.

Thông thường, trẻ em sẽ bị phát ban đỏ khi sốt ít nhất là 1 lần, có nhiều bé bị nhiều lần nếu sức khỏe kém và tùy vào nguyên nhân gây bệnh. Nhìn chung, hầu hết các trường hợp trẻ em bị sốt phát ban đều không gây nguy hiểm và không để lại di chứng nếu được chăm sóc đúng cách. Bệnh sốt phát ban có thể tự lành sau khoảng 5 – 7 ngày.
Tuy nhiên, có những trường hợp trẻ bị sốt phát ban nặng gây biến chứng nguy hiểm khác như : Viêm tai giữa, viêm màng não, viêm phổi.
Nguyên nhân khiến trẻ bị sốt phát ban
Hầu hết bé bị sốt phát ban đều là do nhiễm virus, tỷ lệ trẻ bị sốt phát ban do nhiễm virus lên tới 80%. Đặc biệt, loại virus gây sốt phát ban ở trẻ nhiều nhất chính là virus ở đường hô hấp, cụ thể như: Virus sởi, bệnh rubella, adenovirus, echo virus.
Tuy nhiên, virus sởi và virus rubella là 2 loại thường gặp nhất, sởi còn gọi là bệnh ban đỏ, rubella còn gọi là bệnh ban đào.
Sốt phát ban ở trẻ nhỏ là một căn bệnh dễ lây lan, nhất là ở những môi trường tập thể như: Trường mẫu giáo, nhà trẻ…bệnh sốt phát ban lây qua đường hô hấp khi bé ho, hắt hơi, chảy nước mũi…Người khác hít phải virus sẽ bị nhiễm bệnh.

Top 2 triệu chứng phổ biến thường gặp khi bị sốt phát ban
Trẻ em bị sốt phát ban có kèm theo nhiều triệu chứng khác, tuy nhiên 2 triệu chứng phổ biến nhất vẫn chính là:
- Sốt: Trẻ bị sốt là một trong những triệu chứng phổ biến nhất. Trường hợp trẻ bị sốt cao, thân nhiệt có thể lên đến 39 độ C. Bên cạnh đó, trẻ em bị sốt còn kèm theo những dấu hiệu khác như: Sổ mũi, viêm họng, ho, hạch bạch huyết cũng có thể bị sưng lên ở phần cổ của bé. Tình trạng sốt kéo dài khoảng 3 – 5 ngày.
- Phát ban: Đa phần các bé đều sẽ bị phát ban đỏ sau những cơn sốt. Những đốm nhỏ li ti sẽ xuất hiện trên cơ thể bé, đốm nhỏ có thể lên kết lại với nhau thành một mảng và sưng lên, nổi sần. Vùng da bị phát ban của trẻ có thể lan rộng từ từ, bắt đầu ở vùng ngực, đến bụng, lưng, cánh tay, cổ chân… Trẻ sẽ bị khó chịu, ngứa ngáy khi ban đỏ nổi lên.
- Những dấu hiệu và triệu chứng khác xuất hiện ở trẻ bị sốt phát ban; Tiêu chảy nhẹ, sưng mí mắt, chán ăn,

Cách điều trị và chăm sóc trẻ em bị sốt phát ban
Khi trẻ có dấu hiệu bị sốt phát ban, bạn cần đưa bé đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán bệnh tình, nguyên nhân gây bệnh và đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất.
Sau đó, bé có thể được điều trị và chăm sóc tại nhà với những thao tác như:
-
Hạ sốt phát ban cho trẻ
Khi trẻ bị sốt trong suốt quá trình bị bệnh sẽ rất khó chịu, sút cân nhanh, mệt mỏi và quấy khóc. Vì thế, bạn cần lưu ý đến việc hạ sốt cho trẻ để tránh xuất hiện những biến chứng nặng nề.
+ Khi hạ sốt cho trẻ dưới 6 tháng tuổi, không tự ý dùng thuốc nếu chưa hỏi qua ý kiến bác sĩ.
+ Đối với những bé trên 6 tháng tuổi, nếu bé chỉ sốt nhẹ, mệt mỏi và chán ăn thì không cần dùng đến thuốc hạ sốt. Khi trẻ bị sốt cao quá, trên 39 độ C thì bạn mới cho bé dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
+ Thường xuyên theo dõi nhiệt độ cơ thể của trẻ.
-
Chăm sóc trẻ khi đang bị sốt
+ Nếu không dùng thuốc hạ sốt, bạn cũng có thể áp dụng những cách hạ sốt khác như chườm cho bé bằng khăn ấm, mặc đồ thoáng mát cho bé…

+ Từ khi bé có dấu hiệu bị sốt do phát bệnh đến khi bé khỏi hoàn toàn,bạn cần đảm bảo bé được nghỉ ngơi đầy đủ, tránh các hoạt động chạy nhảy, vui chơi mất sức.
+ Trẻ bị sốt sẽ mất nước, vì thế bạn cần cho trẻ uống nhiều nước, uống thêm những dung dịch bù điện giải, uống thêm các loại nước ép trái cây để tăng sức đề kháng, phục hồi bệnh nhanh chóng.
+ Cho bé mặc đồ rộng thoải mái để nhiệt độ trong cơ thể thoát ra ngoài dễ dàng hơn.
+ Các bé bị sốt phát ban cần được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để có đủ sức chống lại bệnh, ngăn ngừa tái phát.
+ Bé bị sốt phát ban vẫn cần được vệ sinh cơ thể sạch sẽ, khô ráo để tránh bị vi khuẩn xâm nhập gây viêm, nhiễm trùng ở những vị trí bị trầy xước do bé gãi.