Bệnh ho gà ở trẻ em và 3 biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả
Ho gà là một trong những bệnh về đường hô hấp có khả năng truyền nhiễm cấp tính và nguy hiểm nhất ở trẻ nhỏ. Không những gây ra những ảnh hưởng cho trẻ trong suốt quá trình mắc bệnh mà còn dễ gây ra biến chứng nghiêm trọng. Do đó mà mỗi bậc phụ huynh cần phải biết đến nguyên nhân, biểu hiện bệnh ho gà ở trẻ em và 3 biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Xem thêm bài viết: Những bài thuốc dân gian chữa ho gà cho trẻ
Bệnh ho gà ở trẻ em và nguyên nhân gây bệnh
Ho gà ở trẻ em là một bệnh hô hấp gặp khá nhiều ở mọi lứa tuổi, nhưng nguy cơ mắc bệnh lớn nhất là ở trẻ dưới 1 tuổi. Hơn nữa do sức đề kháng yếu và hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên trẻ càng nhỏ mắc bệnh ho gà càng nguy hiểm.
Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh ho gà được xác định là do một loại vi khuẩn ho gà xâm nhập vào đường hô hấp. Khi tiếp xúc trực tiếp qua nước bọt hoặc đồ vật nhiễm dịch tiết ra từ đường hô hấp của người bệnh, trẻ sẽ ngay lập tức mắc bệnh ho gà.
Biểu hiện bệnh ho gà ở trẻ em
Ho gà ở trẻ em là bệnh có diễn biến khá phức tạp, thường trải qua 3 giai đoạn là giai đoạn ủ bệnh, giai đoạn phát bệnh và giai đoạn phục hồi.
Giai đoạn ủ bệnh thường kéo dài từ 6 đến 20 ngày, lúc này vi khuân rho gà xâm nhập vào đường hô hấp trẻ nhưng không gây ra bất cứ triệu chứng bên ngoài nào.
Cho đến giai đoạn phát bệnh, trẻ mới bắt đầu xuất hiện nhiều biểu hiện. Đầu tiên, trẻ bắt đầu có những cơn ho rũ rượi kéo dài, mỗi cơn ho có đến 15 – 20 tiếng ho liên tiếp.
Khi ho kéo dài trẻ sẽ có biểu hiện khó thở, mặt tím tái, chảy nước mắt nước mũi. Thậm chí một số trẻ còn có thể ngưng thở tạm thời do thiếu oxy đột ngột gây ra nhiều nguy hiểm.
Cuối mỗi cơn ho, cha mẹ để ý sẽ thấy trẻ thường thở rít vào như tiếng gà, đồng thời khạc ra đờm trắng, màu trong. Bên cạnh đó, trẻ cũng sẽ xuất hiện thêm nhiều biểu hiện như sốt nhẹ, sốt cao, cảm thấy nặng nề ở mắt và 2 bên mí.
Giai đoạn phát bệnh ho gà ở trẻ thường sẽ kéo dài từ 4 cho đến 6 tuần, nếu không được chữa trị kịp thời có thể dai dẳng hơn 10 tuần. Tình trạng này tiếp diễn liên tục làm cho trẻ dễ bị suy nhược cơ thể và thường xuyên mệt mỏi, lười vận động.
Cuối cùng, ở giai đoạn phục hồi các cơn ho sẽ ít dần và hạ sốt nếu trẻ được điều trị đúng cách. Ngược lại, không được can thiệp kịp thời bệnh có thể biến chứng gây viêm phổi ở trẻ em vô cùng nghiêm trọng.
Không những thế, ho nhiều còn gây ra nhiều tổn thương tại các cơ quan nội tạng đang còn non yếu ở trẻ như sa trực tràng, lồng ruột, vỡ phế nang. Một số trường hợp trẻ dưới 6 tháng tuổi có thể dẫn đến tử vong.
Điều trị bệnh ho gà bằng cách nào?
Khi có các biểu hiện đầu tiên của bệnh ho gà, cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác hơn. Nếu đúng là ho gà, trẻ có thể sẽ phải dùng đến thuốc hoặc kháng sinh dựa trên toa thuốc từ bác sĩ thăm khám.
Ngoài ra, bạn cũng nên kết hợp chế độ dinh dưỡng và chăm sóc trẻ tốt hơn để hỗ trợ điều trị bệnh nhanh khỏi hơn.
3 biện pháp phòng ngừa bệnh ho gà ở trẻ em hiệu quả
-
Cho trẻ tiêm chủng vacxin ho gà
Hiện nay trong lịch tiêm chủng của trẻ 6 tháng tuổi có vacxin ho gà giúp cơ thể bé kháng lại bệnh ho gà hiệu quả. Vì vậy, cho trẻ tiêm chủng đúng thời điểm là cách tốt nhất để ngừa bệnh.
Mũi tiêm phòng ho gà hiện nay có trong mũi vacxin 5 trong 1 đầu đời của bé, sẽ được tiêm nhắc đi nhắc lại 3 lần dưới 6 tháng tuổi. Cha mẹ không nên cho con chích quá muộn có thể làm giảm tác dụng của vacxin.
-
Cách ly trẻ với người mắc bệnh ho gà
Đôi khi cha mẹ chưa thể phân biệt những người bị bệnh ho gà và những người ho thông thường do cảm. Vì thế, để đảm bảo an toàn cho trẻ, tốt nhất nên cách ly trẻ với tất cả những người bệnh có triệu chứng ho.
Trẻ dưới 1 tuổi nên hạn chế đưa trẻ đến chốn đông người để phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp như ho gà.
Nếu trong nhà có người lớn mắc bệnh ho gà, không để con tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với người bệnh.
-
Bổ sung chế độ dinh dưỡng
Với cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, việc bổ sung chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng là cách giúp trẻ tăng sức đề kháng phòng bệnh tật.
Nếu đang ở giai đoạn sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, mẹ nên cho bé bú mình hoàn toàn, hạn chế cho bé uống sữa công thức. Khi mẹ cho con bú nên có một chế độ ăn uống đủ chất để cung cấp cho cơ thể bé.
Còn với trẻ nhỏ, hãy bổ sung cho con nguồn thực phẩm phong phú giàu dưỡng chất và tập cho con ăn nhiều rau củ quả cung cấp vitamin và khoáng chất.
Ho gà là bệnh nguy hiểm đối với trẻ, do đó cha mẹ hãy chủ động phòng ngừa thật tốt để đảm bảo sức khỏe cho con nhé!