Bệnh Ở Trẻ Em

Bệnh giun sán ở trẻ em và 4 nguyên nhân chính gây bệnh

Nhiễm giun sán là một bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến các hệ cơ quan bên trong có thể. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh giun sán mà cha mẹ cần phải biết để tìm cách phòng tránh. Do đó bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn kiến thức toàn diện về bệnh giun sán ở trẻ em và 5 nguyên nhân chính gây bệnh.

Xem thêm: Bệnh uốn ván ở trẻ em và top 3 con đường lây truyền bệnh

Bệnh giun sán ở trẻ em dễ do nhiều nguyên nhân gây ra
Bệnh giun sán ở trẻ em dễ do nhiều nguyên nhân gây ra

Bệnh giun sán ở trẻ em có đáng lo ngại không?

Bệnh giun sán là một trong những bệnh rất dễ mắc phải ở trẻ em từ độ tuổi 2 đến 12 do những thói quen xấu từ chế độ sinh hoạt hàng ngày.

Nguyên nhân chủ yếu là do cơ thể trẻ bị xâm nhập bởi nhiều loại giun, sán gây bệnh. Điển hình nhất là các loài giun đũa, giun tóc, giun móc, giun kim. Mỗi loại giun và sán thường sẽ ký sinh ở các bộ phận, hệ cơ quan khác nhau gây ra nhiều triệu chứng.

Trường hợp không được phát hiện và điều trị kịp thời, các loại giun sán ký sinh có thể hút hết dinh dưỡng từ trẻ, thậm chí gây viêm, nhiễm trùng nội tạng.

5 nguyên nhân chính gây bệnh giun sán ở trẻ em

  1. Vệ sinh cá nhân không sạch sẽ

Vệ sinh cá nhân không sạch sẽ và thường xuyên là nguyên nhân chính gây ra bệnh giun sán ở trẻ em. Đặc biệt là các thói quen không tắm rửa, vệ sinh tay chân hàng ngày hoặc thường xuyên chơi ở nơi ô nhiễm, ẩm thấp.

Ấu trùng giun, sán chủ yếu đi vào cơ thể trẻ thông qua các kẽ móng tay, móng chân, các vết trầy xước khi trẻ tiếp xúc trực tiếp với những nơi quá mất vệ sinh.

Giun sán cũng có thể nằm trong phân khi trẻ đại tiện. Sau đó chúng sẽ dễ dàng nhiễm vào cơ thể thông qua đường ăn nếu trẻ không rửa tay sạch.

Những nơi bùn đất quá nhiều hay ẩm thấp chính là môi trường thích hợp nhất cho sự sinh sôi và phát triển của giun sán. Do đó chỉ cần trẻ vô tình ngậm hoặc ăn những thứ đã rơi vãi cũng có thể bị nhiễm bệnh.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh giun sán ở trẻ
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh giun sán ở trẻ
  1. Chơi đùa cùng vật nuôi

Thực tế, các loại giun sán và ấu trùng của chúng sống rất nhiều trên lông của các loài vật nuôi. Nhất là các loại vật nuôi không thường xuyên được tắm rửa vệ sinh và sống trong các chuồng trại.

Khi chơi đùa cùng các vật nuôi này, giun sán sống trên lông chúng sẽ dễ dàng xâm nhập vào cơ thể trẻ qua đường tai, mũi, họng.

Ngoài ra trứng của các loài giun sán sống rất lâu trong phân của các loại động vật khi đại tiện ra môi trường ngoài. Nếu trẻ tiếp xúc gần nơi có phân động vật hoặc chạm vào, trứng giun sán sẽ dính vào tay chân. Sau đó chúng sẽ ngay lập tức được đưa vào cơ thể khi trẻ đưa tay vào miệng.

  1. Ăn uống mất vệ sinh

Thói quen ăn uống mất vệ sinh và thường ăn đồ tái sống cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh giun sán ở trẻ.

Có thể là do thói quen ăn uống không đảm bảo an toàn từ cha mẹ hoặc nhận thức chưa hoàn thiện từ trẻ. Giả sử cha mẹ thường xuyên ăn đồ tái hay các món ăn không đảm bảo vệ sinh.

Ngoài ra, các dịch bệnh từ các động vật mà chúng ta ăn thịt hàng ngày cũng có thể mang đến mầm bệnh giun sán cho trẻ.

  1. Không được tẩy giun định kỳ

Với những trẻ không được cha mẹ cho tẩy giun định kỳ 2 lần mỗi năm cũng dễ mắc bệnh giun sán với mức độ ngày càng trầm trọng.

Lý do là hệ miễn dịch của trẻ còn chưa hoàn thiện cộng với sức đề kháng kém rất dễ lây nhiễm các mầm bệnh giun sán. Do đó cha mẹ đừng xem nhẹ việc tẩy giun cho bé hàng năm.

Không được tẩy giun định kỳ mỗi năm cũng gây ra bệnh giun sán ở trẻ
Không được tẩy giun định kỳ mỗi năm cũng gây ra bệnh giun sán ở trẻ
  1. Lây nhiễm giun sán từ người mang mầm bệnh

Các loại giun sán cũng có khả năng di chuyển và lây nhiễm từ người này sang người khác. Vì thế, khi tiếp xúc với người mắc bệnh giun sán, trẻ cũng dễ dàng bị lây bệnh.

Thậm chí nếu ăn uống chung hay sử dụng chung các vật dụng cá nhân trẻ cũng dễ bị lây nhiễm trứng hoặc ấu trùng giun, sán.

Cách phòng tránh bệnh giun sán ở trẻ em cha mẹ nên biết

Khi mắc bệnh giun sán, trẻ có thể cần đến sự thăm khám của bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp. Trường hợp bệnh ở mức độ nặng có thể phải uống thuốc để tiêu diệt trứng và ấu trùng gây bệnh.

Tuy nhiên thay vì tìm cách điều trị, cha mẹ cũng có thể phòng bệnh giun sán cho trẻ bằng các cách sau:

  • Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, thực hiện ăn chín uống sôi, nói không với thực phẩm không rõ nguồn gốc
  • Tập cho trẻ thói quen vệ sinh thân thể hàng ngày như rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi ăn cũng như trước và sau khi đi vệ sinh.
  • Không cho trẻ chơi với các loài vật nuôi
  • Cách ly trẻ với người mắc bệnh giun sán
  • Thực hiện tẩy giun định kỳ cho trẻ mỗi năm 2 lần
  • Không cho trẻ chơi ở những nơi ẩm thấp, ô nhiễm, đồng thời giữ vệ sinh thoáng mát nơi ở của trẻ và cả gia đình
Nên bổ sung dinh dưỡng tăng sức đề kháng cho trẻ
Nên bổ sung dinh dưỡng tăng sức đề kháng cho trẻ

Bệnh giun sán có thể sẽ gây ra những biến chứng nghiêm trọng ở trẻ, do đó cha mẹ không nên coi nhẹ những biểu hiện đầu khi trẻ mắc bệnh. Cách tốt nhất là hãy chủ động phòng bệnh cho trẻ bằng những biện pháp phòng tránh hiệu quả nhất.

Damilama - Đá Muối Himalaya

DamiLama Chuyên Viết, Chia Sẻ Các Kiến Thức Về Sức Khỏe. Đặc Biệt Có Niềm Yêu Thích Đối Với Đá Muối Himalaya. Chia Sẻ Tất Cả Về Những Công Dụng - Tác Dụng Của Đèn Đá Muối Himalaya, Có Thể Giúp Được Mọi Người Bảo Vệ Sức Khỏe, Nâng Cao Sức Khỏe Được Tốt Hơn.

Related Articles

Trả lời

Back to top button
Close
Close
Call Now Button