Bệnh Ở Trẻ Em

Bệnh khò khè ở trẻ em và 3 nguyên nhân chính gây bệnh

Nếu từng và đang nuôi con nhỏ chắc hẳn bạn không còn xa lạ với tình trạng thở khò khè ở trẻ nhà mình. Đây là một trong những dấu hiệu để nhận biết các bệnh về đường hô hấp ở trẻ mà cha mẹ nhất định phải biết. Đó là lý do bạn không nên bỏ qua bài viết dưới đây về bệnh khò khè ở trẻ em và 3 nguyên nhân chính gây bệnh.

Xem thêm: Bệnh viêm bàng quang ở trẻ em và top 3 triệu chứng bệnh cần biết

Bạn đã biết đến bệnh khò khè ở trẻ em và 3 nguyên nhân chính gây bệnh?
Bạn đã biết đến bệnh khò khè ở trẻ em và 3 nguyên nhân chính gây bệnh?

Làm thế nào để nhận biết bệnh khò khè ở trẻ?

Thực tế, bệnh khò khè ở trẻ rất dễ bị nhầm lẫn với nghẹt mũi thông thường ở trẻ bởi đều xuất phát từ đường hô hấp. Tuy nhiên, khò khè là ở đường hô hấp dưới trong khi nghẹt mũi lại từ đường hô hấp trên.

Ở trẻ cũng giống như ở người lớn, hệ hô hấp chia làm 2 đường trên và dưới. Khò khè là dấu hiệu đường hô háp dưới bị nghẹt. Để phân biệt khò khè với các triệu chứng khác ở đường hô hấp, cha mẹ nên chú ý 2 điểm khác biệt sau:

  • Tiếng khò khè thường sẽ trầm âm hơn, khi thở ra nghe rõ hơn khi hít vào. Khi áp sát tai vào miệng con cha mẹ có thể nghe thấy âm thanh giống tiếng ngáy
  • Nghẹt mũi hay viêm thanh quản thường sẽ hết hoặc ít đi khi trẻ được vệ sinh sạch khoang mũi hoặc khi trẻ đổi tư thế, hít vào nghe rõ hơn khi thở ra

Một số trường hợp tiếng khò khè khá nhỏ cần phải dùng đến ống nghe riêng của bác sĩ mới có thể nhận biết rõ ràng được.

Cha mẹ nên biết cách phân biệt tình trạng khò khè của bé
Cha mẹ nên biết cách phân biệt tình trạng khò khè của bé

3 nguyên nhân chính khiến trẻ có bệnh khò khè

Theo y học, bệnh khò khè được chia làm 2 loại là khò khè cấp tính và khò khè mãn tính. Trong đó khò khè cấp tính là bệnh chỉ xuất hiện và kéo dài khoảng vài ngày, vài tuần, có thể là do trẻ bị hóc dị vật.

Còn khò khè mãn tính là bệnh xuất hiện và kéo dài nhiều năm, biến mất rồi thỉnh thoảng lại tái phát.

3 nguyên nhân dẫn đến khò khè ở trẻ mà chúng tôi đề cập dưới đây là liên quan đến bệnh khò khè mãn tính, không phải cấp tính.

  1. Hen suyễn

Hen suyễn là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thở khò khè ở trẻ phổ biến nhất. Đây là một trong những bệnh di truyền từ cha mẹ liên quan đến viêm mãn tính đường hô hấp.

Nếu trẻ khò khè do bị hen suyễn thì rất dễ bị kích ứng bởi các chất kích thích như khói bụi, phấn hoa,… thậm chí là các yếu tố về tâm lý. Lúc này, khò khè là biểu hiện trẻ bị khó thở và có thể kèm theo ho.

  1. Viêm tiểu phế quản

Bên cạnh hen suyễn, trẻ bị khò khè cũng có thể do trẻ đã mắc bệnh viêm tiểu phế quản. Đây là một trong những bệnh viêm nhiễm đường hô hấp, ở vị trí cuống phổi nhỏ bị xẹp lại làm hẹp đường thở gây khò khè, khó thở.

Một số trường hợp trẻ khò khè còn do tình trạng thiếu oxy và suy hô hấp nguy hiểm.

Viêm tiểu phế quản là bệnh rất dễ gặp ở trẻ dưới 3 tuổi khi thời tiết thay đổi, trở lạnh.

Các biểu hiện khò khè ở trẻ kéo dài nên được chẩn đoán và kiểm tra bởi bác sĩ
Các biểu hiện khò khè ở trẻ kéo dài nên được chẩn đoán và kiểm tra bởi bác sĩ
  1. Viêm phổi

Nguy hiểm nhất là biểu hiện thở khò khè có thể là do trẻ mắc bệnh viêm phổi – một tình trạng nhiễm đường hô hấp nặng, gây tổn thương nhiều đến phổi. Không điều trị kịp thời và đúng cách có nguy cơ dẫn đến tử vong cao ở trẻ.

Cụ thể, khi mắc bệnh viêm phổi, các túi khí trong phổi sẽ chứa nhiều các dịch nhầy, mủ, từ đó dẫn đến khò khè do rối loạn trao đổi khí và khó thở.

Tuy nhiên ở trường hợp này, tình trạng khò khè ở trẻ sẽ kéo dài dai dẳng đến vài tuần, vài tháng. Lúc này cha mẹ hãy đưa con đến ngay các cơ sở y tế để được các bác sĩ chẩn đoán và kiểm tra tình trạng trước khi đưa ra biện pháp điều trị cụ thể.

Làm gì để hỗ trợ điều trị bệnh khò khè ở trẻ?

Ngay khi trẻ xuất hiện dấu hiệu thở khò khè bất thường, cha mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ để được khám bệnh và tư vấn cách hỗ trợ điều trị. Cha mẹ tuyệt đối không nên tự ý cho con uống các loại thuốc hay kháng sinh không có chỉ định của bác sĩ.

Nếu trẻ khò khè đi kèm theo ho, sốt hãy giúp trẻ bổ sung thêm nước và hạ sốt đúng cách. Bạn cũng có thể thay đổi tư thế nằm cho trẻ khi ngủ để trẻ dễ thở và ngủ ngon hơn. Đồng thời hãy thường xuyên vệ sinh mũi bé bằng dung dịch nước muối sinh lý để làm sạch khoang mũi, giúp bé dễ thở hơn.

Cha mẹ nên thường xuyên vệ sinh sạch sẽ mũi của trẻ bằng dung dịch nước muối sinh lý
Cha mẹ nên thường xuyên vệ sinh sạch sẽ mũi của trẻ bằng dung dịch nước muối sinh lý

Nói tóm lại, khò khè là một dấu hiệu phổ biến ở trẻ nhưng không nên xem nhẹ bởi đây có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh đường hô hấp gây nguy hiểm.

Khi trẻ còn nhỏ, sức đề kháng còn kém, cha mẹ hãy luôn theo dõi những biểu hiện của con để xuất hiện các bất thường sớm để điều trị kịp thời.

Damilama - Đá Muối Himalaya

DamiLama Chuyên Viết, Chia Sẻ Các Kiến Thức Về Sức Khỏe. Đặc Biệt Có Niềm Yêu Thích Đối Với Đá Muối Himalaya. Chia Sẻ Tất Cả Về Những Công Dụng - Tác Dụng Của Đèn Đá Muối Himalaya, Có Thể Giúp Được Mọi Người Bảo Vệ Sức Khỏe, Nâng Cao Sức Khỏe Được Tốt Hơn.

Related Articles

Trả lời

Back to top button
Close
Close
Call Now Button