Bệnh Ở Trẻ Em

Bệnh viêm cầu thận cấp ở trẻ em và top 5 triệu chứng bệnh

Trẻ trong độ tuổi từ 2 -12 tuổi thường dễ mắc bệnh viêm cầu thận cấp. Việc phát hiện sớm và đưa trẻ đi khám để tránh những biến chứng do bệnh mang lại là vô cùng cần thiết. Làm thế nào để phát hiện được bệnh sớm nhất? Hãy cùng tìm hiểu về bệnh viêm cầu thận cấp ở trẻ em qua nội dung của bài viết sau đây.

Xem thêm: Bệnh khò khè ở trẻ em và 3 nguyên nhân chính gây bệnh

Đôi điều cần biết về bệnh viêm cầu thận cấp ở trẻ em

Bệnh viêm cầu thận cấp là tình trạng thận bị viêm do nhiễm liên cầu beta nhóm A hay do cơ chế tự miễn. Bệnh phổ biến khi trẻ trong độ tuổi từ 2 – 12 tuổi và tỉ lệ trẻ mắc bệnh là nam thường cao hơn. Thời điểm viêm cầu thận phát triển mạnh nhất là vào mùa hè khi da dễ nhiễm khuẩn hoặc do trẻ bị viêm họng vào mùa đông. Điều kiện sống, thời tiết là những yếu tố quyết định trực tiếp đến việc bệnh hình thành, xâm nhập vào cơ thể trẻ.

Trẻ trong độ tuổi từ 2 – 12 tuổi dễ mắc viêm cầu thận cấp
Trẻ trong độ tuổi từ 2 – 12 tuổi dễ mắc viêm cầu thận cấp

Trẻ em từng mắc các bệnh về nhiễm khuẩn thường có nguy cơ mắc bệnh viêm cầu thận cấp cao hơn so với trẻ khỏe mạnh. Những nguyên nhân chính gây ra bệnh là do trẻ có hệ miễn dịch kém, cơ địa dễ dị ứng hoặc do việc thực hiện vệ sinh không được đảm bảo. Một số nguyên nhân cụ thể như:

Đối với trẻ dưới 3 tuổi: Trẻ bị viêm cầu thận cấp sau khi điều trị hoặc mắc các bệnh nhiễm khuẩn về da như chốc đầu, viêm da cơ địa, viêm da dị ứng….

Các bệnh nhiễm khuẩn da cũng là nguyên nhân gây bệnh
Các bệnh nhiễm khuẩn da cũng là nguyên nhân gây bệnh

Đối với trẻ lớn hơn 3 tuổi: Viêm cầu thận cấp thường xuất hiện sau khi trẻ bị viêm amidan, các bệnh về họng, viêm họng.

Top 5 biểu hiện của bệnh viêm cầu thận cấp ở trẻ em

Bệnh viêm cầu thận cấp có những biểu hiện rất rõ ràng ở cơ thể trẻ mắc bệnh. Mẹ có thể quan sát và để ý thì việc sớm phát hiện ra bệnh là điều không khó. Hãy tham khảo một số biểu hiện chính của bệnh được đưa ra dưới đây.

  1. Cơ thể trẻ có hiện tượng phù: Đây được xem là biểu hiện rõ ràng nhất của bệnh viêm cầu thận ở trẻ nhỏ. Phù nề xuất hiện ở một số vị trí như mặt, tay chân, mí mắt, cổ chân. Các bộ phận này thường phù nhiều vào buổi sáng và giảm nhiều khi về chiều. Trong 10 ngày đầu khi mới mắc bệnh, trẻ sẽ có hiện tượng phù, hiện tượng này giảm dần ở thời gian sau vì trẻ đi tiểu nhiều.
Viêm cầu thận cấp gây phù ở trẻ
Viêm cầu thận cấp gây phù ở trẻ
  1. Trẻ đi tiểu ra máu: Nước tiểu của trẻ bị viêm cầu thận thường không trong, đục đôi khi có lẫn máu. Hiện tượng này xuất hiện 1-2 lần/ ngày vào thời gian đầu khi trẻ mới mắc bệnh viêm cầu thận cấp. Lâu ngày tình trạng đi tiểu ra máu sẽ ít dần nên các bậc phụ huynh thường chủ quan và không cho bé thăm khám kịp thời khiến bệnh vào giai đoạn nặng hơn.
  2. Tiểu ít, tiểu nhiều lần: Trong tuần đầu tiên trẻ mắc bệnh, số lần trẻ đi tiểu tăng nhanh nhưng nước lượng tiểu ít. Đây là tình trạng thiểu niệu hay vô niệu dẫn đến ure trong máu tăng cao. Tình trạng này diễn ra lâu ngày sẽ dẫn tới bệnh viêm cầu thận mãn tính rất khó điều trị dứt điểm.
  3. Trẻ bị tăng huyết áp: Khoảng 50% trẻ mắc bệnh viêm cầu thận cấp có xuất hiện triệu chứng này. Huyết áp trẻ trong khoảng từ 90/140mmHg. Tăng huyết áp kéo dài trong nhiều ngày, đôi khi có thể đạt tới 100/180 mmHg. Trẻ quấy khóc, đau đầu thậm chí co giật và rơi vào tình trạng hôn mê do não bị ảnh hưởng. Nếu không chữa trị kịp thời có thể dẫn tới tử vong.
Tăng huyết áp khiến trẻ mệt mỏi, quấy khóc
Tăng huyết áp khiến trẻ mệt mỏi, quấy khóc
  1. Trẻ bị suy tim: Do huyết áp tăng nhanh dẫn đến áp lực lên tim của trẻ tăng cao, đột ngột. Bệnh gây ra những biến chứng nguy hiểm cho tim như bệnh lý suy tim, cơ tim. Trẻ có biểu hiện khó thở, phù phổi, ra nhiều mồ hôi, thở gấp…..Trẻ có thể nhanh chóng tử vong nếu không được cứu chữa.

Điều trị viêm cầu thận cấp ở trẻ em

Để điều trị bệnh một cách hiệu quả, các bệnh cha mẹ cần lưu ý tới các điểm sau:

– Phát hiện sớm để thời gian điều trị kịp thời, tránh được các biến chứng.

Điều trị viêm cầu thận ở trẻ em khó khăn và lâu dài
Điều trị viêm cầu thận ở trẻ em khó khăn và lâu dài

– Khi phát hiện ra bệnh nên hạn chế các hoạt động đi lại, hoạt động nặng ở trẻ.

– Trẻ nên có chế độ dinh dưỡng phù hợp, ăn nhạt để giảm áp lực cho vùng thận. Trẻ nên ăn nhiều các thực phẩm chứa gluxit, lipit.

– Nên hạn chế lượng nước đưa vào cơ thể để tránh việc thận làm việc quá tải. Nhưng vẫn phải đảm bảo lượng nước uống cung cấp đầy đủ cho việc hoạt động của trẻ.

Viêm cầu thận cấp ở trẻ em là một căn bệnh không thể chủ quan cũng như coi thường. Bệnh dễ chuyển sang giai đoạn mãn tính với nhiều biến chứng nguy hiểm. Thời gian điều trị bệnh cũng rất dài và khó khăn. Chính vì vậy hãy luôn tìm hiểu để có cho mình những thông tin cơ bản nhất trong việc phòng ngừa cũng như điều trị căn bệnh này ở trẻ.

Damilama - Đá Muối Himalaya

DamiLama Chuyên Viết, Chia Sẻ Các Kiến Thức Về Sức Khỏe. Đặc Biệt Có Niềm Yêu Thích Đối Với Đá Muối Himalaya. Chia Sẻ Tất Cả Về Những Công Dụng - Tác Dụng Của Đèn Đá Muối Himalaya, Có Thể Giúp Được Mọi Người Bảo Vệ Sức Khỏe, Nâng Cao Sức Khỏe Được Tốt Hơn.

Related Articles

Trả lời

Back to top button
Close
Close
Call Now Button