Bệnh Ở Trẻ Em

Bệnh còi xương ở trẻ em và 3 phương pháp điều trị hiệu quả

Còi xương ở trẻ em là bệnh thường gặp nhất ở trẻ giai đoạn sơ sinh cho đến 3 tuổi do thiếu chất. Nếu không được phát hiện và hỗ trợ điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra tình trạng biến dạng khung xương ở trẻ sau này. Do đó, cha mẹ không nên quá lơ là với những dấu hiệu còi xương ban đầu của trẻ. Bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp đến các bậc phụ huynh kiến thức về bệnh còi xương ở trẻ em và 3 phương pháp điều trị hiệu quả.

Xem thêm: Bệnh co thắt đường ruột ở trẻ em và 3 cách phòng tránh

Bệnh còi xương ở trẻ em cần được phát hiện và điều trị kịp thời
Bệnh còi xương ở trẻ em cần được phát hiện và điều trị kịp thời  

Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh còi xương ở trẻ em?

Còi xương là tình trạng còi cọc, suy dinh dưỡng và chậm tăng cân của trẻ sơ sinh giai đoạn đầu đời cho đến 36 tháng tuổi.

Nguyên nhân chính là do trẻ bị thiếu vitamin D làm cản trở quá trình hấp thu cũng như chuyển hóa canxi và photpho của cơ thể. Từ đó dẫn đến xương kém phát triển và không được chắc khỏe, thậm chí là biến dạng khung xương ở mức độ bệnh nặng.

Ở trẻ sơ sinh, nguyên nhân thiết vitamin D là do trẻ không được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, không được bú sữa mẹ hoàn toàn. Cũng có thể do chế độ dinh dưỡng từ mẹ thiếu dưỡng chất và vitamin cần thiết.

Ngoài ra một số đối tượng như trẻ sinh non, quá nặng cân khi chào đời hoặc bú sữa công thức quá nhiều cũng dễ mắc bệnh còi xương.

Nguyên nhân chính dẫn đến còi xương ở trẻ em là thiếu hụt vitamin D
Nguyên nhân chính dẫn đến còi xương ở trẻ em là thiếu hụt vitamin D

Làm thế nào để biết trẻ mắc bệnh còi xương?

Có rất nhiều dấu hiệu để nhận biết bệnh còi xương ở trẻ mà bạn chưa biết:

  • Trẻ sơ sinh thường có dấu hiệu giật mình khi ngủ, quấy khóc nhiều về đêm
  • Trẻ ra mồ hôi trộm khi ngủ hoặc có biểu hiện rụng tóc nhiều và tóc thường rụng theo hình vành khăn
  • Thóp mềm, thóp không đầy và thường phập phồng khi trẻ thở
  • Trẻ chậm mọc răng
  • Chậm phát triển các vận động như lật, ngồi, bò, đứng, đi,…

Trẻ có dấu hiệu của bệnh còi xương có thể xuất hiện cùng lúc nhiều biểu hiện hoặc 1 biểu hiện nào đó. Lúc này để kết luận con có mắc bệnh còi xương hay không phải cần đến sự thăm khám và chẩn đoán chính xác từ bác sĩ.

3 phương pháp điều trị hiệu quả bệnh còi xương ở trẻ

  1. Nên cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng bú sữa mẹ hoàn toàn

Một trong những phương pháp phòng tránh bệnh còi xương và hỗ trợ điều trị hiệu quả là nên cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng bú sữa mẹ hoàn toàn. Với những mẹ thiếu sữa cần đến sữa công thức cho bé thì nên tìm hiểu thật kĩ các loại sữa qua tư vấn từ chuyên gia chăm sóc trẻ.

Tuy nhiên, trong thời gian cho con bú mẹ cũng nên có chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất và có thể bổ sung thêm thuốc bổ nếu cần như canxi, magie, sắt,… Song liều lượng mẹ dùng phải tuân theo chỉ định của bác sĩ.

Nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời để phòng bệnh còi xương
Nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời để phòng bệnh còi xương
  1. Tắm nắng cho trẻ sơ sinh đúng cách

Để hấp thụ vitamin D từ chất tiền vitamin D có sẵn dưới da cần phải có sự tác động của tia tử ngoại từ ánh sáng mặt trời. Do đó để điều trị còi xương, cha mẹ nên cho trẻ tắm nắng sớm từ khoảng 15 đến 30 phút trong thời gian 7 giờ đến 9 giờ.

Khi tắm nắng, cha mẹ nhớ chú ý phơi trần ngực, tay chân trẻ để nhận ánh sáng trực tiếp trên da. Không nên cho trẻ mặc quá nhiều quần áo, phơi nắng quá trễ, hoặc phơi ở nơi ô nhiễm không khí.

Trẻ trên 1 tuổi nên cho bé chơi ở nơi có nhiều ánh sáng mặt trời. Không nên gò bó trẻ chơi trong nhà quá nhiều hay các nơi thiếu ánh sáng.

  1. Cung cấp vitamin D và canxi cho trẻ

Với trẻ đã lớn và bắt đầu được ăn, cha mẹ hãy điều chỉnh chế độ dinh dưỡng bằng cách cung cấp nhiều thực phẩm chữa vitamin D và canxi. Điển hình như các món hải sản, cá, rau củ quả.

Nếu trẻ bắt đầu có dấu hiệu của bệnh còi xương, cha mẹ hãy cho con uống bổ sung vitamin D3 hoặc canxi dạng ống. Tuy nhiên cha mẹ không nên tự ý quyết định liều lượng sử dụng mà phải có chỉ định từ bác sĩ nhi.

Đặc biệt trong thời gian mang thai những tháng cuối, mẹ cũng nên bổ sung chế độ dinh dưỡng và không làm việc quá sức. Đó là cách tốt nhất để hỗ trợ quá trình hình thành phát triển cho trẻ ngay từ trong bào thai cũng như tránh tình trạng sinh non.

Nên chú ý bổ sung canxi và vitamin D trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày của trẻ
Nên chú ý bổ sung canxi và vitamin D trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày của trẻ

Thực tế, hiện nay còi xương là bệnh không mong muốn đối với bất kỳ bậc phụ huynh nào nhưng lại thường xuyên xảy ra ở trẻ nhỏ. Song để phòng tránh bệnh còi xương cũng không phải điều quá khó khăn với mỗi gia đình.

Nên nhớ luôn theo sát những năm tháng đầu đời của con để đảm bảo cơ thể trẻ được bổ sung và hỗ trợ cung cấp vitamin D đúng cách và đầy đủ nhất. Chúc các bé luôn khỏe mạnh và chóng lớn!

Damilama - Đá Muối Himalaya

DamiLama Chuyên Viết, Chia Sẻ Các Kiến Thức Về Sức Khỏe. Đặc Biệt Có Niềm Yêu Thích Đối Với Đá Muối Himalaya. Chia Sẻ Tất Cả Về Những Công Dụng - Tác Dụng Của Đèn Đá Muối Himalaya, Có Thể Giúp Được Mọi Người Bảo Vệ Sức Khỏe, Nâng Cao Sức Khỏe Được Tốt Hơn.

Related Articles

Trả lời

Back to top button
Close
Close
Call Now Button