Bệnh Ở Trẻ Em

5 Các Phòng Tránh Bệnh Cảm Cúm Ở Trẻ Em Hiệu Quả

Trong danh sách top các bệnh thường gặp và phổ biến nhất ở trẻ em không thể nào thiếu vắng bóng của bệnh cúm. Và nhất là nguyên nhân thay đổi của thời tiết mưa nắng thất thường nhất. Nhưng với các triệu chứng của bệnh cúm này thường rất giống với các bệnh khác chính vì thế các bộ mẹ lầm tưởng và không thể đưa ra các phương pháp cũng như khám phù hợp.

Vậy trước khi biết và nhận biết các dấu hiệu của bệnh cúm thì bài viết này sẽ giúp bạn hiểu được các cách phòng tránh bệnh cúm hiệu quả và chuẩn nhất, bạn có thể đón xem…

nguyen nhan bi benh cum o tre em nhu the nao

Nguyên nhân về bệnh cúm ở trẻ em bị là gì và cách phòng tránh bệnh cúm trẻ em bố mẹ cần biết để tham khảo và giữ sức khỏe cho trẻ

Cảm cúm ở trẻ em và nguyên nhân gây bệnh

Cảm cúm là một loại bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus cúm và có khả năng truyền nhiễm trực tiếp qua đường hô hấp. Thậm chí chỉ cần tiếp xúc gần người bị cảm cúm thông qu dịch tiết ra khi ho, sổ mũi cũng có thể lây bệnh.

Cảm cúm là bệnh thường gặp phải ở mọi lứa tuổi, song ở trẻ em phổ biến hơn. Lý do là ở trẻ hệ miễn dịch và sức đề kháng còn yếu dễ dàng bị các loại virus xâm nhập.

Khác với cảm lạnh, cảm cúm nếu không được điều trị kịp thời dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, điển hình nhất như viêm phổi.

benh cum o tre em cach phong tranh nhu the nao

Ho, sổ mũi, sốt cao và đau họng là những biểu hiện phổ biến của cảm cúm

Biểu hiện của trẻ khi mắc bệnh cảm cúm

Ngay sau khi bị virus cúm xâm nhập, thời gian ủ bệnh sẽ kéo dài từ 1 đến 4 ngày, sau đó sẽ tiếp tục tiến triển với nhiều biểu hiện:

  • Đau đầu, chóng mặt
  • Đau cơ
  • Sổ mũi, hắt hơi nhiều
  • Đau họng, đau tai
  • Sốt cao, có thể lên đến 39 độ C đến 40 độ C
  • Ho
  • Buồn nôn, cơ thể mệt mỏi
  • Biếng ăn
  • Có thể xuất hiện tình trạng tiêu chảy

Sau 5 ngày đến 1 tuần, các dấu hiệu có thể giảm dần hoặc biến mất nhưng nếu không điều trị đúng cách, cơ thể sẽ suy kiệt, kéo theo ho nhiều. Thậm chí cảm cúm ở trẻ em có thể kéo dài dai dẳng đến vài tuần.

Việc cha mẹ cần làm là luôn theo sát và nắm rõ mọi biểu hiện của con, đồng thời bổ sung dinh dưỡng và nước để giúp cơ thể trẻ tăng sức đề kháng. Trong suốt quá trình cảm cúm, cha mẹ cũng nên nhớ thường xuyên vệ sinh cơ thể cho con, nhất là mũi, họng.

Trường hợp sốt cao xuất hiện co giật và không có dấu hiệu hạ sốt hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế để được điều trị. Mọi loại thuốc kháng sinh hay giảm đau đều cần có chỉ định từ bác sĩ để tránh gây ra phản ứng nguy hiểm đến trẻ.

thuoc dieu tri cam cum cho tre em hieu qua

Không được dùng thuốc trị bệnh cảm cho trẻ một cách tự tiện và bừa bãi mà cần phải dùng thuốc theo chỉ định của các y bác sĩ

5 cách phòng tránh cảm cúm cho trẻ cha mẹ cần biết

Cho trẻ tiêm vắc xin phòng cúm

Hiện nay, y học đã có vắc xin phòng cúm cho trẻ mang lại hiệu quả cao, cha mẹ hãy tìm hiểu và cho con chích ngừa đúng thời điểm.

Thông thường, trẻ được chích mũi đầu vào giai đoạn sau 6 tháng tuổi, trẻ trên 9 tuổi chích 2 mũi cách nhau 4 tuần và trẻ trên 9 tuổi chích 1 liều. Lưu ý vắc xin phòng cúm có thể thay đổi kháng nguyên nên cha mẹ nên đưa trẻ chích định kỳ mỗi năm 1 lần.

Hiệu quả vắc xin sẽ thật sự có hiệu lực sau khi chích khoảng 2 đến 3 tuần.

Giữ gìn vệ sinh cơ thể trẻ mỗi ngày

Bên cạnh việc chích ngừa, giữ gìn vệ sinh cơ thể trẻ mỗi ngày cũng rất cần thiết nếu muốn phòng ngừa cúm.

Nếu trẻ còn nhỏ cha mẹ hãy giữ thói quen tắm rửa cho con hàng ngày cộng với vệ sinh mũi họng  đều đặn bằng dụng dịch nước muối sinh lý. Trẻ ở giai đoạn lớn hơn, hãy tập thói quen rửa tay trước và sau khi ăn bằng xà phòng để diệt sạch vi khuẩn.

benh cum tre em nen chich vecxin

Nên cho trẻ đi chích ngừa, cách phòng tránh bệnh hiệu quả

Không cho trẻ tiếp xúc với người mắc bệnh cảm cúm

Ở trẻ em, hệ miễn dịch và sức đề kháng còn yếu nên rất dễ bị lây nhiễm virus từ người bệnh, nhất là bệnh có khả năng truyền nhiễm cao như cảm cúm. Vì vậy tuyệt đối không cho bé tiếp xúc hay ở gần người mắc bệnh cảm cúm.

Nếu có thể, vào các mùa dịch nên hạn chế đưa con đến chốn đông người để tránh tối đa virus cúm từ người mắc bệnh. Trường hợp gia đình có người mắc bệnh cảm cúm nên để trẻ cách ly hoàn toàn.

Bổ sung chế độ dinh dưỡng cho trẻ

Cách dễ dàng thực hiện và mang lại hiệu quả tốt nhất để phòng các loại bệnh ở trẻ là cha mẹ nên bổ sung chế độ dinh dưỡng cho trẻ mỗi ngày.

Việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, khoáng chất và vitamin sẽ giúp trẻ tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch, chống lại các virus, vi khuẩn gây bệnh.

Ngoài các thực phẩm giàu dinh dưỡng, hãy cho trẻ ăn thêm nhiều rau củ quả để tăng cường vitamin.

Tìm hiểu về bệnh cảm cúm

Trước khi đưa ra cách phòng ngừa cảm cúm ở trẻ, cha mẹ đừng quên tìm hiểu thật kỹ về bệnh để có thêm kiến thức bảo vệ con đúng cách.

Bạn đãng em bài viết về 5 Các Phòng Tránh Bệnh Cảm Cúm Ở Trẻ Em Hiệu Quả của DamiLama chia sẻ tại mục bệnh ở trẻ em. Mong bài viết này chia sẻ thêm các thông tin hữu ích dành cho các bạn có thể nhận biết được bé của mình bị bệnh cảm cúm và đồng thời học hết các nguyên nhân về bệnh cúm chuẩn nhất.

5/5 - (2 bình chọn)

Damilama - Đá Muối Himalaya

DamiLama Chuyên Viết, Chia Sẻ Các Kiến Thức Về Sức Khỏe. Đặc Biệt Có Niềm Yêu Thích Đối Với Đá Muối Himalaya. Chia Sẻ Tất Cả Về Những Công Dụng - Tác Dụng Của Đèn Đá Muối Himalaya, Có Thể Giúp Được Mọi Người Bảo Vệ Sức Khỏe, Nâng Cao Sức Khỏe Được Tốt Hơn.

Related Articles

Trả lời

Back to top button
Close
Close
Call Now Button