Bệnh Kawasaki ở trẻ em và 3 giai đoạn của bệnh
Kawasaki tuy không phải là một căn bệnh quá phổ biến còn xa lạ với cha mẹ Việt nhưng gần đây tại nước ta đã có nhiều ghi nhận về các ca bệnh này. Vì bệnh thường xảy ra ở trẻ em dưới 5 tuổi khi hệ miễn dịch còn yếu nên lại càng dễ gặp biến chứng hơn. Điều mà cha mẹ cần làm là tìm hiểu thật kĩ về bệnh Kawasaki ở trẻ em và 3 giai đoạn của bệnh. Chỉ khi hiểu rõ bệnh bạn mới có thể bảo vệ và chăm sóc con đúng cách nhất.
Xem thêm: Những triệu chứng bệnh hô hấp ở trẻ em phổ biến nhất

Bệnh Kawasaki ở trẻ em có nguy hiểm không?
Có thể bạn chưa biết, Kawasaki là một loại bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi được phát hiện và đặt tên theo bác sĩ nhi khoa người Nhật tìm ra bệnh từ nhiều năm trước.
Cụ thể đây là loại bệnh gây ra tình trạng sốt cấp kèm phát ban ở trẻ nhỏ. Ở từng giai đoạn, bệnh sẽ viêm lan tỏa theo đường mạch máu ra toàn thân. Nếu được chữa trị kịp thời và đúng cách trẻ sẽ hồi phục mà không phải chịu bất cứ di chứng nào.
Các dấu hiệu của bệnh Kawasaki có thể làm cho cha mẹ lo lắng và sợ nhưng thực tế, các trẻ mắc bệnh sau khi điều trị đều sẽ dứt điểm và không gặp vấn đề gì quá nghiêm trọng.
Tuy nhiên, cha mẹ nên biết rằng bệnh Kawasaki ở trẻ em mất khá nhiều thời gian có thể là vài tuần để điều trị dứt điểm và có nguy cơ gây ra các vấn đề về tim mạch rất cao.
Thậm chí nếu không được phát hiện và can thiệp sớm có thể gây đột tử ở trẻ do nhồi máu cơ tim hoặc suy vành tim mãn tính về sau.
Nguyên nhân chính gây ra bệnh được cho là do một loại virus hay nhiễm khuẩn nào đó chưa được xác định chính xác. Bệnh xảy ra nhiều hơn ở trẻ giai đoạn bú mẹ và tỉ lệ bé trai mắc bệnh sẽ nhiều hơn bé gái.

3 giai đoạn của bệnh Kawasaki ở trẻ em
-
Giai đoạn 1
Giai đoạn 1 của bệnh Kawasaki ở trẻ em sẽ kéo dài từ 3 đến 5 ngày với một số triệu chứng điển hình như sau:
- Có thể sốt cao 39 độ C liên tục 3 ngày kèm phát ban cơ thể, nhiều nhất là vùng háng và gần cơ quan sinh dục của trẻ
- Mắt đỏ không tiết dịch, có thể đỏ 1 mắt hoặc cả 2 mắt
- Nổi các hạch bạch huyết ở vùng cổ
- Môi đỏ, khô, nứt nẻ
- Lưỡi sưng đỏ, đau rát
Trong giai đoạn này, cha mẹ hãy sử dụng các biện pháp hỗ trợ giúp bé giảm sốt và bù nước cho trẻ tránh tình trạng suy kiệt cơ thể. Bổ sung chế độ dinh dưỡng để cung cấp các dưỡng chất, vitamin cho trẻ để tăng sức đề kháng.
Chú ý vấn đề vệ sinh thân thể và vệ sinh sạch sẽ nơi ăn, chơi và ngủ của bé tránh vi khuẩn lây lan.
Trường hợp các dấu hiệu chuyển biến nhanh hãy đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được bác sĩ chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị thật phù hợp.

-
Giai đoạn 2
Bước sang giai đoạn thứ 2 của bệnh, trẻ sẽ xuất hiện thêm 1 số triệu chứng ở mức độ nặng hơn:
- Phát ban đi kèm tróc vảy toàn thân
- Lột da mảng lớn ở bàn tay, bàn chân, nhất là các đầu ngón tay và chân
- Xuất hiện tình trạng đau nhức xương khớp
- Đau bụng, tiêu chảy, có thể kèm nôn
Khi bước sang giai đoạn 2 chắc chắn con bạn phải cần đến các biện pháp can thiệp của y học để bệnh không gây ra biến chứng nguy hiểm.
Điều trị đúng cách bệnh Kawasaki ở trẻ em liên tục trong vòng 10 ngày ngay sau khi có những triệu chứng đầu tiên sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.
-
Giai đoạn 3
Ở giai đoạn 3 nếu bệnh được điều trị kịp thời, các triệu chứng của 2 giai đoạn 1, 2 sẽ có dấu hiệu thuyên giảm và có thể biến mất.
Ngược lại, nếu không được can thiệp đúng cách, bệnh Kawasaki sẽ xuất hiện các biến chứng liên quan đến tim mạch nguy hiểm.

Điều trị bệnh Kawasaki ở trẻ em như thế nào?
Không giống như nhiều loại bệnh khác ở trẻ em, điều trị bệnh Kawasaki chỉ thực sự mang lại hiệu quả khi thực hiện bởi các y bác sĩ tại bệnh viện.
Bệnh nhi khi nhập viện đầu tiên sẽ được chẩn đoán bằng cách thăm khám lâm sàng qua các dấu hiệu hoặc làm xét nghiệm y học. Sau đó bác sĩ sẽ sử dụng các loại thuốc đặc trị để điều trị các triệu chứng và ngăn chặn các tổn thương vành mạch tránh gây biến chứng.
Cha mẹ cũng nên chọn những bệnh viện uy tín có thể áp dụng các biện pháp y học tiên tiến nhất để điều trị dứt điểm bệnh Kawasaki ở trẻ.
Cách tốt nhất mà bạn có thể làm là theo dõi và phát hiện ra những dấu hiệu bệnh sớm nhất để không làm chậm trễ quá trình điều trị bệnh cho con. Đừng quá lo lắng!