Blog Damilama - Đá Muối Himalaya

Bệnh Gút (Gout) Nên Ăn Gì?

Hiểu đúng về nguyên nhân gây bệnh, tuân thủ theo liệu trình trị liệu và nhất là áp dụng chế độ dinh dưỡng đúng cách, người bị gút có thể kiểm soát bệnh hiệu quả. Vậy chúng ta cần lưu tâm đến những vấn đề gì?

Gút (Gout) là một loại viêm khớp gây ra bởi hiện tượng dư thừa acid uric trong máu, dẫn đến hình thành chất cặn bao quanh các khớp khiến chúng ta đau nhức dữ dội khu vực này, đồng thời có phản ứng sưng tấy và viêm đỏ.

Bệnh gút thường xảy ra ở nam giới, tuy nhiên tỷ lệ phụ nữ tuổi mãn kinh mắc chứng bệnh này cũng khá cao. Theo nghiên cứu, các cơn đau nhức do gút gây ra “tấn công” chúng ta rất đột ngột, nhất là vào ban đêm khiến giấc ngủ chẳng trọn vẹn. Thậm chí, nhiều trường hợp cơn đau kéo dài từ 1 đến 10 ngày liên tiếp.

Điều trị gút, bệnh nhân sẽ được kê toa với các loại thuốc đặc trị như Colchicine, Steroid, Allopurinol,… giúp giảm triệu chứng đau nhức cũng như nồng độ acid uric. Tuy nhiên, các bác sĩ và chuyên gia y tế đều có chung nhận định là gút chỉ có thể được kiểm soát tốt nếu như chúng ta áp dụng chế độ ăn uống khoa học, hợp lý.

Bệnh Nhân Bị Bệnh Gút Nên Ăn Gì

Hình ảnh minh họa chân bị bệnh gout

Bệnh gút và chế độ ăn uống đúng cách

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc tiêu thụ thực phẩm vô tội vạ có thể khiến mật độ cơn đau dày đặc hơn, và tình trạng gút nghiêm trọng hẳn. Đây là nhóm thực phẩm chứa nhiều purin – một trong những tác nhân chủ yếu khiến acid uric lắng đọng:

  • Bia rượu
  • Thịt đỏ và các loại nội tạng (gan, thận) có nhiều chất béo bão hòa
  • Các loại hải sản như tôm hùm, tôm, cá mòi, cá cơm, cá ngừ, cá hồi, cá thu hay cá tuyết
  • Đồ uống có đường và các loại thực phẩm chứa hàm lượng fructoza cao
  • Thực phẩm chế biến sẵn cũng như loại chứa carbohydrates tinh thể

Bị Bệnh Gút Không Nên Ăn Thịt Dỏ

Người bị gút nên hạn chế thịt đỏ

Nếu bạn không muốn chịu thêm bất kỳ sự dày vò nào của gút thì hãy hạn chế ăn những loại thực phẩm này. Đặc biệt, quan điểm ăn chay để điều trị bệnh là vô cùng sai lầm, bởi thực chất sự tăng sinh acid uric là hậu quả của hai quá trình tăng sinh tổng hợp acid uric trong cơ thể và giảm bài xuất acid uric qua thận. Và trong các loại thực phẩm “chay” bạn sử dụng hàng ngày, có thể chứa nhiều chất khiến 2 quá trình này thúc đẩy hoặc suy giảm (mất cân bằng), khiến triệu chứng gút nặng hơn.

Khi bị gút, chúng ta nên duy trì chế độ ăn uống lành mạnh trong suốt thời gian dài với các nhóm thực phẩm ít béo, nhiều rau, ngũ cốc nguyên hạt và các loại hạt có khả năng giảm lắng đọng acid uric.

+ Công Dụng Đá Muối Himalaya Trong Hỗ Trợ Điều Trị Bệnh Gút

Lời khuyên cho người bị gút:

  • Nên uống ít nhất 8 ly nước lọc mỗi ngày
  • Sử dụng các sản phẩm từ sữa nhưng được tách bớt béo (sữa chua, phô mai)
  • Các loại ngũ cốc, yến mạch
  • Trứng
  • Thịt nạc gà (không nên ăn quá 50g mỗi ngày)
  • Ăn các loại trái cây ít đường và fructoza như dâu tây, anh đào
  • Ăn nhiều rau xanh, nhất là súp lơ, rau bina, măng tây
  • Sử dụng dầu thực vật chiết xuất từ ô liu, dầu hạt cải, hạt hướng dương
  • Nên bổ sung Vitamin với hàm lượng từ 500 – 1000mg mỗi ngày

Bị Bệnh Gút Nên Ăn Nhiều Rau Xanh

Chúng ta nên bổ sung nhiều rau xanh vào bữa ăn hàng ngày

Bạn có thể tham khảo thực đơn mẫu cho người đang điều trị gút như sau:

Thực Đơn Buổi Sáng Hỗ Trợ Điều Trị Gút

  • 1 ly nước cam nhỏ
  • Ngũ cốc hoặc 1 ly sữa ít béo (có thể thay bằng sữa chua)
  • Bánh mỳ nướng + bơ thực vật (chỉ nên phết 1 muỗng cafe)
  • Uống 1 ly nước
  • Có thể uống cafe nhưng ít thôi

Khẩu Phần Ăn Buổi Trưa Dành Cho Người Bệnh Gút

  • Khoai tây nướng + bơ thực vật
  • Xà lách trộn
  • 1 ly sữa ít béo
  • Trái cây tươi
  • Uống 1 ly nước

Bữa tối Dành Riêng Người Bệnh Gút

  • Khoảng 50g thịt ức gà (nên bỏ phần da ra)
  • 1/2 chén cơm
  • 1/2 đến 1 chén bông cải xanh luộc (hoặc hấp)
  • Sữa chua
  • Uống 1 ly nước

Bạn có thể thay đổi linh hoạt các món trong bữa ăn để không thấy ngán, hạn chế hấp thụ purine mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể. Nếu kiên trì thực hiện, gút có thể được đẩy lùi để trở lại cuộc sống vui khỏe ngày nào.

Ngoài chế độ dinh dưỡng, các chuyên gia cũng khuyên bạn nên duy trì cân nặng ở mức hợp lý, năng tập thể dục để tăng sức đề kháng, giúp quá trình trao đổi chất diễn ra ổn định hơn.

Xem Thêm:

Cách Hỗ Trợ Điều Trị Bệnh Guot Với Đá Muối Hồng

Giảm Triệu Chứng Chuột Rút Với Muối Hồng

Bí Quyết Giảm Đau Nhức Viêm Bao Hoạt Dịch

5/5 - (2 bình chọn)
Tags

Damilama - Đá Muối Himalaya

DamiLama Chuyên Viết, Chia Sẻ Các Kiến Thức Về Sức Khỏe. Đặc Biệt Có Niềm Yêu Thích Đối Với Đá Muối Himalaya. Chia Sẻ Tất Cả Về Những Công Dụng - Tác Dụng Của Đèn Đá Muối Himalaya, Có Thể Giúp Được Mọi Người Bảo Vệ Sức Khỏe, Nâng Cao Sức Khỏe Được Tốt Hơn.

Related Articles

Back to top button
Close
Close
Call Now Button