Bệnh Ở Trẻ Em

6 bệnh da liễu thường gặp ở trẻ em và cách phòng ngừa hiệu quả

Da trẻ em vốn mong manh non nớt và rất nhạy cảm vì thế có một số bệnh về da mà trẻ thường hay gặp phải. Cha mẹ thường hay rất lo lắng hoặc có một số cha mẹ không hiểu biết những triệu chứng của bệnh da liễu khiến trẻ dễ bị biến chứng nặng hơn. Để giúp cho các bậc cha mẹ hiểu biết hơn các loại bệnh về da chúng tôi sẽ tổng hợp dưới đây 6 bệnh da liễu thường gặp ở trẻ em và cách phòng ngừa hiệu quả để tham khảo khi cần thiết.

Xem thêm: Bệnh thấp khớp ở trẻ em và top 5 dấu hiệu cảnh báo cần biết

Tại sao trẻ hay mắc bệnh da liễu

Trẻ hay mắc bệnh da liễu là vì da trẻ còn non nớt, nhạy cảm và miễn dịch còn yếu nên dễ bị tấn công bởi các vi khuẩn, virut. Đặc biệt là khi vào mùa ẩm, rét, độ ẩm không khí xuống thấp là điều kiện lý tưởng để các loại virus, vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh khác cho trẻ em phát triển.

Trẻ nhỏ dễ bị bệnh các bệnh về da liễu
Trẻ nhỏ dễ bị bệnh các bệnh về da liễu  

6 bệnh da liễu thường gặp ở trẻ em

  1. Bệnh chốc lở

Bệnh này có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường hay gặp nhất là ở trẻ sơ sinh và lứa tuổi đi nhà trẻ.

Biểu hiện của bệnh chốc lở là tình trạng viêm đỏ, phồng rộm, có thể bị vỡ hay rỉ nước rồi phát triển thành một tổn thương nổi màu vàng nâu. Những vùng bị viêm có thể lây lan bất cứ khu vực nào trên cơ thể, chủ yếu xuất hiện quanh miệng và mũi. Trẻ có thể bị lây qua đường tiếp xúc, dùng chung và chơi chung đồ.

Để phòng bệnh chốc lở cho trẻ, các mẹ nên vệ sinh sạch sẽ da cho trẻ hàng ngày. Nên đưa trẻ tới viện khi phát hiện bệnh chốc lở ở trẻ nếu nhẹ bác sỹ có thể cho thuốc bôi hoặc nặng cần phải uống kháng sinh để điều trị.

Bệnh chốc lở dạng phỏng
Bệnh chốc lở dạng phỏng
  1. Bệnh rôm sảy

Bệnh hay gặp ở trẻ khi thời tiết nóng ẩm bé tiết nhiều mồ hôi trong khi tuyến bã lại bị tắc nên sẽ tạo thành những nốt rôm sần, nhỏ có màu đỏ hay những mụn nước li ti trên da. Rôm sảy thường xuất hiện ở da đầu, cổ, vai, ngực và lưng và đôi khi là ở kẽ nách, háng. Bệnh rôm sảy sẽ tự khỏi sau 5-7 ngày nếu trẻ được giữ vệ sinh và chăm sóc đúng cách.

  1. Bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng có biểu hiện là sốt, mụn đau ở miệng và các nốt rộp không ngứa ở tay, bàn chân sau đó lan xuống cẳng chân, mông…đây là bệnh dễ lây. Bệnh lây qua đường hô hấp, sử dụng tã.

Cách điều trị: khi trẻ có triệu chứng trên cha mẹ nên cho trẻ thăm khám bác sỹ để có hướng điều trị đúng nhất. Chăm sóc trẻ nên cho trẻ uống nhiều nước, ăn nhiều thức ăn lỏng, dinh dưỡng, dễ tiêu, lỏng.

Phòng bệnh bằng cách giữ vệ sinh sạch sẽ, tránh cho trẻ ngậm mút tay và tránh tiếp xúc với người bệnh.

Biểu hiện bệnh tay chân miệng
Biểu hiện bệnh tay chân miệng
  1. Viêm da

Dấu hiệu trẻ bị viêm da đó là trẻ bị mẩn đỏ, gây ngứa, sưng và nổi mụn nước. Trường hợp viêm da nhẹ thường gọi là hăm da và hay gặp ở ở trẻ sơ sinh. Trẻ em từ 2-10 tuổi thường bị viêm da dị ứng ở mặt trong của cổ tay, cổ chân, nách, bẹn.,

Viêm da ở trẻ có nhiều loại như: viêm da cơ địa, viêm da dị ứng, viêm da mủ…

Điều trị: khi trẻ bị viêm da việc cần thiết nhất là giữu vệ sinh cho trẻ và thăm khám bác sỹ để xác định chính xác được loại bệnh và có hướng điều trị hiệu quả.

  1. Bệnh thủy đậu

Đây cũng là một loại bệnh về da hay gặp ở mọi lứa tuổi. Bệnh dễ nhận biết qua các triệu chứng như nổi bóng nước và khi phát bệnh thường rất nhanh và nổi toàn thân. Trẻ nhỏ hơn 7 tuổi thường ít kèm sốt, ở những trẻ trên 7 tuổi kèm sốt cao, mệt mỏi, biếng ăn.

Đặc điểm của thủy đầu là trẻ chỉ bị 1 lần. Thủy đậu ở trẻ em thường nhẹ không để lại biến chứng nguy hiểm.

Điều trị chủ yếu tại nhà gồm nghỉ ngơi, uống thuốc giảm ngứa, sốt và bôi ngoài để tránh sẹo. Cách phòng ngừa tốt nhất cho trẻ là tiêm vecxin thủy đậu cho trẻ.

Biểu hiện của bệnh thủy đậu
Biểu hiện của bệnh thủy đậu
  1. Bệnh ban đỏ

Khi trẻ có biểu hiện sốt nhẹ, khó chịu, xuất hiện những mảng đỏ từ 1 – 4 ngày ở mặt rồi ban dần dần lan xuống cánh tay, toàn thân và chân thì có thể trẻ đã mắc bệnh ban đỏ. Thời gian bị bệnh thường kéo dài từ 5-14 ngày.

Khi trẻ mắc bệnh ban đỏ và sốt mẹ nên cho trẻ thăm khám bác sỹ để có hướng điều trị có hiệu quả. Để hỗ trợ cho bé mau bớt bệnh, mẹ nên cho trẻ nhỏ nghỉ ngơi nhiều, bổ sung đủ nước và thuốc giảm đau, hạ sốt nếu bé sốt và chú ý liều lượng sử dụng cho trẻ đúng cách.

Để ngăn ngừa trẻ mắc phải các chứng bệnh về da liễu thì nên chú ý vấn đề vệ sinh cho trẻ, và tiêm ngừa những loại cần thiết nhấ. Khi trẻ bệnh không nên tự ý chữa bệnh, hãy cho bé đi khám để được điều trị đúng cách và có hiệu quả cao.

Damilama - Đá Muối Himalaya

DamiLama Chuyên Viết, Chia Sẻ Các Kiến Thức Về Sức Khỏe. Đặc Biệt Có Niềm Yêu Thích Đối Với Đá Muối Himalaya. Chia Sẻ Tất Cả Về Những Công Dụng - Tác Dụng Của Đèn Đá Muối Himalaya, Có Thể Giúp Được Mọi Người Bảo Vệ Sức Khỏe, Nâng Cao Sức Khỏe Được Tốt Hơn.

Related Articles

Trả lời

Back to top button
Close
Close
Call Now Button