Bệnh thiếu máu ở trẻ em và 5 cách phòng ngừa hiệu quả nhất
Bệnh thiếu máu là căn bệnh rất phổ biến. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này. Nhưng làm sao để phòng ngừa và điều trị hiệu quả nhất ở trẻ em thì không phải ai cũng biết. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin cần thiết nhất về căn bệnh thiếu máu ở trẻ em ngay trong bài viết này.
Xem thêm: Bệnh đau bắp chân ở trẻ em và 5 biện pháp khắc phục hiệu quả
Hiểu như thế nào về bệnh thiếu máu
Bệnh thiếu máu ở trẻ em là căn bệnh khá phổ biến. Đây là tình trạng xảy ra với bé khi cơ thể không có đủ hồng cầu hoặc hemoglobin để đưa oxi đến các tế bào trong cơ thể. Mà nếu không có oxi các tế bào sẽ không thể hoạt động và tồn tại. Chính vì vậy căn bệnh này có hệ quả khá nghiêm trọng nếu không chữa trị kịp thời.

Nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu máu
Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng bệnh thiếu máu ở trẻ em. Nhưng một số nguyên nhân thường gặp nhất có thể kể đến là:
- Do cơ thể bé bẩm sinh không có đủ số lượng hồng cầu hoặc có sản sinh nhưng không đủ
- Do cơ thể bé đã tiêu hủy hoặc mất quá nhiều hồng cầu do chảy máu
- Do không có đủ hemoglobin trong máu bé.
Những nguyên nhân này sẽ dẫn đến tình trạng cơ thể bé bị thiếu máu, khiến oxi không được vận chuyển tới các tế bào.

Dấu hiệu của bệnh thiếu máu ở trẻ em
Khi muốn biết trẻ có bị mắc bệnh thiếu máu không, cha mẹ cần thường xuyên để ý và theo sát con mình.
Những dấu hiệu cho biết bé mắc bệnh thiếu máu ở trẻ em là:
- Da bé nhợt nhạt, xanh xao và tái xanh
- Viền mí mắt và da ở móng nhợt nhạt, không hồng hào.
- Bé thường xuyên cáu gắt, khóc, khó chịu, bỏ ăn
- Bé dễ bị mệt, sức khỏe yếu
- Khi bị nặng có thể bé sẽ có biểu hiện thở dốc, tim đập nhanh. Nặng hơn có thể tay chân bị sưng phù.
Ngoài ra, đối với trẻ sơ sinh, biểu hiện có thể gặp phải là vàng da. Nhưng không phải cứ vàng da là bé đang bị thiếu máu. Nên để chẩn đoán tốt nhất tình trạng của bé cần có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.
Một điểm cần lưu ý là khi bé bị thiếu máu sẽ có thói quen muốn ăn những thứ khác thường như đá lạnh, tinh bột bắp. Nếu chữa trị kịp thời, thói quen này sẽ chấm dứt. Nếu để quá lâu, bé có thể ăn phải những chất độc hại, khi này sức khỏe của bé sự bị ảnh hưởng.

Cách điều trị và 5 cách phòng ngừa tốt nhất
Khi muốn phòng ngừa căn bệnh thiếu máu ở trẻ em thì ngoài việc bổ sung chất dinh dưỡng hay thay đổi chế độ ăn thì cha mẹ có thể xem xét áp dụng những phương án sau. Những cách này đều là cách phòng ngừa hiệu quả:
- Hạn chế hoặc tốt nhất không cho bé uống sữa bò cho đến khi bé hơn 12 tháng tuổi. Cách này sẽ giúp bé tránh gặp phải căn bệnh thiếu máu.
- Nếu bé bị thiếu máu khi còn bú sữa mẹ, thì có thể cho bé bổ sung chất sắt qua cốm . Hoặc mẹ có thể bổ sung chất dinh dưỡng và cho bé bú. Khi này bé vãn có thể hấp thụ sắt từ mẹ.
- Khi bé chuyển sang sữa bột có thể cho bé sử dụng sữa bột có nhiều sắt để bổ sung dinh dưỡng cho bé.
- Ngoài ra, cha mẹ cần đảm bảo chế độ ăn uống cân bằng giữa nhiều loại thức ăn, đặc biệt là thức ăn có sắt. Những nguồn dinh dưỡng dồi dào sắt mà cha mẹ có thể tham khảo là lòng đỏ trứng, khoai tây, cà chua,…. Thêm vào đó nên ăn bổ sung thêm những loại thực phẩm chức năng có nhiều sắt.
- Thường xuyên cho bé đi kiểm tra sức khỏe cũng là một gợi ý tốt để kiểm soát tình trạng cho bé.

Trong trường hợp, nếu bé không may mắc phải căn bệnh này, thì cha mẹ cũng cần phải biết cách điều trị thông qua chế độ ăn.
Trước hết hãy cho bé bổ sung sắt để tăng khả năng sản sinh hemoglobin trong máu. Sắt có nhiều ở các loại rau xanh, thịt trứng, đậu.Ngoài ra, bố mẹ có thể cho trẻ ăn nhưng thực phẩm như thịt, cá, tôm , cua,… đây đều là những thực phẩm giàu dinh dưỡng. Việc bé mắc bệnh là không ai mong muốn nhưng cha mẹ hãy thường xuyên để ý tới bé và theo dõi sát sao. Mỗi khi bé có hiện tượng gì hãy ngay lập tức đưa bé tới bác sĩ có chuyên môn để điều trị kịp thời.

Những thông tin cần thiết nhất về căn bệnh thiếu máu ở trẻ em đã được chúng tôi tổng hợp và chia sẻ tới bạn trong bài viết này. Hy vọng có thể phần nào giúp bạn hạn chế được căn bệnh này khi con em mình mắc phải hoặc có cách phòng ngừa tốt nhất. Chúc bạn thành công.