Bệnh Ở Trẻ Em

Bệnh giảm tiểu cầu ở trẻ em và 3 nguyên nhân chính gây bệnh

Nghe có vẻ lạ nhưng thực tế, giảm tiểu cầu gây ra tình trạng xuất huyết gặp rất nhiều ở trẻ em và chỉ thực sự điều trị được bằng phương pháp y học. Vậy làm thế nào để nhận biết được con mình có mắc bệnh hay không và nguy cơ mắc bệnh là gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay về bệnh giảm tiểu cầu ở trẻ em và 3 nguyên nhân chính gây bệnh dưới đây nhé.

Xem thêm: Những điều cần biết về bệnh tưa lưỡi ở trẻ em

Tại sao nên biết về bệnh giảm tiểu cầu ở trẻ em và 3 nguyên nhân chính gây bệnh?
Tại sao nên biết về bệnh giảm tiểu cầu ở trẻ em và 3 nguyên nhân chính gây bệnh?  

Bệnh giảm tiểu cầu ở trẻ em là gì?

Trong y học, tiểu cầu được biết đến là một trong những loại tế bào máu đóng vai trò chủ yếu trong quá trình đông máu. Khi lượng tiểu cầu trong máu bị giảm đi do nguyên nhân nào đó sẽ dẫn đến bệnh giảm tiểu cầu.

Giảm tiểu cầu ở mức độ nhẹ gây nhiều ảnh hưởng xấu đến tình trạng cơ thể hàng ngày nhưng có thể khắc phục được. Thế nhưng khi bệnh không được phát hiện và can thiệp điều trị kịp thời có thể dẫn đến xuất huyết máu gây nguy hiểm tính mạng.

Thực tế, bệnh tiểu cầu có thể xảy ra ở cả trẻ em và người lớn nhưng ở trẻ em, bệnh chuyển biến nhanh, nguy hiểm hơn.

Biểu hiện từ bệnh giảm tiểu cầu ở trẻ

Khi mắc bệnh giảm tiểu cầu, ở trẻ sẽ xuất hiện nhiều biểu hiện bất thường:

  • Cơ thể mệt mỏi, suy nhược
  • Bầm tím các vùng da trên cơ thể không rõ nguyên nhân
  • Xuất hiện tình trạng chảy máu mũi hoặc chảy máu ở nướu răng
  • Vết thương hở khó cầm máu và lâu lành
  • Có thể xuất hiện máu trong phân hoặc nước tiểu

3 nguyên nhân chính gây bệnh

Bệnh giảm tiểu cầu ở trẻ em sẽ trở nên nghiêm trọng và nguy hiểm hơn, do đó thay vì tìm cách điều trị, cha mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh để tìm cách phòng tránh. Theo y học, chủ yếu có 3 nguyên nhân gây bệnh dưới đây:

  1. Quá trình sản xuất tiểu cầu gặp vấn đề

Thực tế, đời sống của mỗi tiểu cầu trong cơ thể người chỉ kéo dài 5 đến 7 ngày. Do đó mà mỗi ngày đều có những tiểu cầu mất đi và tiểu cầu được sinh ra.

Vì vậy mà khi quá trình sản xuất tiểu cầu gặp vấn đề sẽ làm giảm số lượng tiểu cầu trong máu gây ra bệnh giảm tiểu cầu.

Có nhiều yếu tố gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất tiểu cầu nhưng chủ yếu là do các bệnh hay tình trạng sức khỏe làm rối loạn chức năng của tủy xương – nơi được xem là trung tâm sản sinh ra tế bào tiểu cầu.

Điển hình như bệnh thiếu máu, thiếu sắt, thiếu vitamin B2, xơ gan hay sử dụng các loại thuốc hóa trị gây tác dụng phụ.

Giảm tiểu cầu do nhiều nguyên nhân gây ra
Giảm tiểu cầu do nhiều nguyên nhân gây ra
  1. Tiểu cầu bị mắc kẹt

Bệnh giảm tiểu cầu trong máu còn có thể do các tế bào tiểu cầu bị kẹt trong các cơ quan nội tạng. Điển hình nhất là khi lá lách bị rối loạn chức năng giữ quá nhiều tiểu cầu làm giảm đi số lượng tiểu cầu có trong dòng máu.

Nguyên nhân này thường thấy ở các trẻ gặp vấn đề về quá trình hình thành và phát triển khung xương và các hệ cơ quan trong cơ thể.

  1. Tiểu cầu bị vỡ

Một số bệnh lý có khả năng phá hủy các tế bào tiểu cầu làm giảm đột ngột số lượng tiểu cầu có trong máu gây ra bệnh giảm tiểu cầu ở trẻ. Trong đó phổ biến như:

  • Rối loạn hệ thống tự miễn gây giảm lượng tiểu cầu miễn dịch
  • Nhiễm khuẩn trong máu
  • Hội chứng Urê huyết tan máu
  • Tác dụng phụ của thuốc hoặc kháng sinh

Các nguyên nhân này chỉ được chẩn đoán chính xác nhất thông qua các xét nghiệm y học từ bác sĩ. Do đó mà ngay khi trẻ có những biểu hiện đầu tiên của giảm tiểu cầu, đừng ngần ngại mà đưa trẻ ngay đến các cơ sở y tế.

Mọi biểu hiện đầu của bệnh giảm tiểu cầu ở trẻ đều cần thăm khám tại cơ sở y tế
Mọi biểu hiện đầu của bệnh giảm tiểu cầu ở trẻ đều cần thăm khám tại cơ sở y tế

Cách điều trị bệnh giảm tiểu cầu ở trẻ

Để điều trị bệnh giảm tiểu cầu ở trẻ cần phải có chẩn đoán chính xác từ bác sĩ. Trẻ có thể phải cần đến các phương pháp y học can thiệp kịp thời như truyền máu, dừng thuốc hoặc phẫu thuật nếu ở mức độ nghiêm trọng.

Làm thế nào để phòng tránh bệnh giảm tiểu cầu ở trẻ?

Điều trị giảm tiểu cầu ở trẻ không phải dễ dàng, do đó cha mẹ nên tập cho con các thói quen và điều chỉnh chế độ sinh hoạt để phòng tránh bệnh.

Cách tốt nhất là tránh để trẻ gặp các chấn thương ngoài da quá nhiều, tập thói quen vệ sinh thân thể sạch sẽ và tránh các loại đồ ăn, thực phẩm có chứa chất kích thích.

Thay vào đó, hãy bổ sung dinh dưỡng hàng ngày cho trẻ đầy đủ bằng các thực phẩm giàu dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho trẻ. Trong đó cần thiết nhất là các loại rau củ quả chứa nhiều vitamin C.

Các loại rau củ quả giàu vitamin C giúp tăng sức đề kháng của trẻ
Các loại rau củ quả giàu vitamin C giúp tăng sức đề kháng của trẻ

Từ những kiến thức toàn diện về bệnh tiểu cầu mà chúng tôi chia sẻ, hi vọng các bậc phụ huynh đã có thêm kinh nghiệm chăm sóc và bảo vệ con mình. Đừng để tuổi thơ của trẻ không vui vẻ bởi những lơ là do thiếu hiểu biết của cha mẹ.

Damilama - Đá Muối Himalaya

DamiLama Chuyên Viết, Chia Sẻ Các Kiến Thức Về Sức Khỏe. Đặc Biệt Có Niềm Yêu Thích Đối Với Đá Muối Himalaya. Chia Sẻ Tất Cả Về Những Công Dụng - Tác Dụng Của Đèn Đá Muối Himalaya, Có Thể Giúp Được Mọi Người Bảo Vệ Sức Khỏe, Nâng Cao Sức Khỏe Được Tốt Hơn.

Related Articles

Trả lời

Back to top button
Close
Close
Call Now Button