Bệnh vảy nến ở trẻ em và top 6 dạng bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh
Bệnh vảy nến ở trẻ em là căn bệnh về da khá thường gặp. Bệnh gây ra khó chịu và đau đớn ở trẻ nhỏ. Bệnh thường khó phát hiện do các bậc phụ huynh hay nhầm lẫn căn bệnh này với các bệnh lý khác như rôm sảy, chàm. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh vảy nến ở trẻ em, hãy tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây.
Xem thêm: Bệnh hay quên ở trẻ em và 5 biện pháp khắc phục
Vảy nến ở trẻ nhỏ – những điều cần biết
Bệnh vảy nến là tên gọi dành cho loại bệnh nói về tình trạng da bị viêm mãn tính. Khi bị vảy nến, da tăng tốc độ sản xuất ra các tế bào da mới và các tế bào da này tích tụ một cách bất thường tạo da chết. Các mảng da chết này tồn tại dưới dạng các mảng lớn có vảy, giống như nến. Gây ngứa ngáy và khó chịu cho trẻ.

Bệnh thường gặp ở trẻ lớn hơn 15 tuổi, nhưng cũng có một số trường hợp bệnh xuất hiện ở trẻ sơ sinh. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới căn bệnh vảy nến. Tuy nhiên bệnh tuyệt đối không lây từ người sang người, nên các bậc phụ huynh không cần lo lắng và nên loại trừ suy nghĩ trẻ lây bệnh từ người khác.
Đối với người bình thường, các tế bào da lâu ngày sẽ già, chết đi và thay thế bằng các tế bào da mới. Nhưng đối với người bị bệnh vảy nến quá trình thay da này diễn ra với tốc độ nhanh gấp 10 lần. Các tế bào cũ không kịp bong tróc và được thay thế, cứ xếp chồng lên nhau, dồn lại thành nhiều lớp màu đỏ gây viêm da, ảnh hướng đến thẩm mỹ. Đặc biệt bệnh có thể nhanh chóng biến mất sau vài ngày bị hoặc cũng có thể đi theo trẻ suốt cuộc đời mà không thể chữa trị dứt điểm.

Có một số nguyên nhân sau được đưa ra để giải thích nguồn gốc dẫn tới căn bệnh vảy nến ở trẻ nhỏ:
– Do sự kết hợp giữa các yêu tố di truyền với hệ tự miễn dịch và những yếu tố gây bệnh.
– Gia đình có người từng mắc bệnh vảy nến cung là một trong những nguyên nhân. Nếu bố hoặc mẹ bị bệnh thì trẻ mang 10% nguy cơ mắc bệnh, nểu cả bố và mẹ cùng bị thì khả năng trẻ bị bệnh chiếm đến 40%.
– Gia đình có người mắc bệnh rối loạn hệ miễn dịch như: bệnh lý về tuyến giáp, bệnh đa xơ cứng cũng làm tăng tỉ lệ trẻ sơ sinh khi sinh ra mang bệnh vảy nến.
– Với trẻ lớn hơn, vảy nến còn có thể gây ra do béo phì.

– Việc sử dụng các loại thuốc dẫn đến tổn thương da cũng là bước khởi đầu cho căn bệnh vảy nến hình thành và phát triển.
Top 6 dạng bệnh vảy nến ở trẻ em
-
Vảy nến tã lót
Đây được coi là bệnh lý phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh. Các mảng vảy nến hình thành và xuất hiện tại các khu vực trẻ đóng bỉm, mặc tã. Tuy nhiên bệnh dễ nhầm lẫn với tình trạng hăm tã, rôm xảy do các bệnh lý này có triệu chứng tương đối giống nhau.
-
Vảy nến mảng
Vảy nến mảng có thể gặp ở mọi lứa tuổi với biểu hiện là các mảng bám có màu đỏ, trắng. Các mảng bám này xuất hiện ở lưng, da đầu. Ở trẻ em, các mảng vảy nến thường mềm, kích thước nhỏ hơn so với vảy nến mảng ở người lớn.

-
Vảy nến giọt
Vảy nến giọt được xếp vị trí thứ 2 trong những dạng vảy nến thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh khởi phát do nguyên nhân ban đầu là trẻ bị viêm họng hoặc cảm lạnh dẫn tới xuất hiện các mảng nhỏ dưới da, từng giọt nhỏ ở khắp trên cơ thể.
-
Vảy nến mủ
Triệu chứng của dạng vảy nến mủ là các mảng đỏ trên da trẻ còn xuất hiện thêm mủ, thường gặp nhiều ở tay, chân. Các nốt mủ này khi vỡ gây đau và khiến bệnh lan rộng trên da một cách nhanh chóng. Tuy nhiên vảy nến mủ khá hiếm gặp ở trẻ sơ sinh nên các bậc cha mẹ có thể hoàn toàn yên tâm.
-
Vảy nến tại vùng da đầu.
Vị trí xuất hiện của dạng vảy nến tập trung chủ yếu ở phần da đầu. Đầu trẻ xuất hiện nhiều nốt đỏ, mảng dày và có hiện tượng bong tróc.

-
Vảy nến toàn thân
Vảy nến toàn thân rất hiếm gặp nhưng lại là căn bệnh nguy hiểm nhất. Bệnh có khả năng đe dọa đến tính mạng của trẻ nhỏ khi các mảng da bong tróc tại khắp các nơi trên cơ thể gây đau rát. Trẻ ngứa ngáy, quấy khóc do khi các lớp da bong tróc khiến trẻ đau đớn, mệt mỏi.
Những thông tin đưa ra trong bài viết hi vọng đã có thể giúp bạn đọc hiểu hơn về căn bệnh vảy nến ở trẻ em cũng như những dạng vảy nến thường gặp nhất ở trẻ. Việc có cho mình những thông tin bổ ích về căn bệnh này sẽ giúp bạn sớm phát hiện bệnh để điều trị kịp thời, tránh cho con yêu phải trải qua những đau đớn trong thời gian dài. Chúc bạn đọc sẽ luôn giữ cho con yêu một sức khỏe tốt bằng chính sự hiểu biết của mình.