Bệnh Ở Trẻ Em

Bệnh chàm khô ở trẻ em và 4 cách phòng tránh

Vào những ngày thời tiết khô hanh hay không khí bị ô nhiễm, trẻ thường hay mắc phải các bệnh ngoài da, trong đó có bệnh chàm khô. Tuy không phải là bệnh dễ biến chứng và gây nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ và khiến trẻ khó chịu. Bài viết này, chúng tôi sẽ mang đến bạn kiến thức về bệnh chàm khô ở trẻ em và 4 cách phòng tránh, đừng bỏ lỡ nhé.

Xem thêm: Bệnh viêm ruột thừa ở trẻ em và top 3 nguyên nhân gây ra viêm ruột thừa

Bệnh chàm khô ở trẻ em khá phổ biến
Bệnh chàm khô ở trẻ em khá phổ biến  

Bệnh chàm khô là gì và biểu hiện thế nào?

Chàm khô ở trẻ em là tình trạng rất phổ biến do da trẻ quá khô dẫn đến viêm, thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Đặc biệt, chàm khô ở từng giai đoạn khác nhau ở trẻ em cũng không giống nhau.

Ở trẻ dưới 6 tháng tuổi, chàm khô thường xuất hiện trên mặt như trên má, trán, cằm và không xuất hiện ở các vùng da có nhiều độ ẩm như háng. Chàm ở giai đoạn này thường sẽ nổi giống dạng ban đỏ nhưng diện tích rộng hơn, có thể nổi mụn nước và nứt nẻ.

Ở trẻ 6 tháng cho đến 1 tuổi, chàm khô lại xuất hiện nhiều ở khuỷu tay đầu gối do tiếp xúc nhiều với mặt đất, nền nhà. Giai đoạn này, chàm khô dễ bị nhiễm trùng phồng rộp lên.

Từ 2 tuổi đến 5 tuổi, trẻ ít bị chàm khô hơn và thường bị ở các vùng da như bàn chân, bàn tay và có xu hướng đóng vảy.

Nguyên nhân gây chàm khô ở trẻ em

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh chàm khô ở trẻ em, nhưng chủ yếu chia thành 2 nhóm là tác nhân bên trong và bên ngoài.

Trong đó, tác nhân bên trong bao gồm các yếu tố về cơ địa, gen di truyền, sức đề kháng của bé yếu hoặc một số trường hợp do tác dụng phụ của thuốc.

Nhóm tác nhân bên ngoài bao gồm ô nhiễm không khí, thời tiết hanh khô, hóa chất và cả các vấn đề về chế độ dinh dưỡng hàng ngày gây nên các dị ứng ngoài da.

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh chàm khô ở trẻ em
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh chàm khô ở trẻ em

Bệnh chàm khô ở trẻ em điều trị thế nào?

Hiện nay theo y học hiện đại, có 3 phương pháp điều trị chàm khô ở trẻ em mang lại hiệu quả cao:

  • Phương pháp dùng kem dưỡng ẩm chuyên dụng trị chàm khô của y học
  • Sử dụng thuốc steroid theo chỉ dẫn của bác sĩ để kiểm soát các triệu chứng của bệnh chàm khô ở trẻ
  • Dùng thuốc điều trị dị ứng histamine

4 cách phòng tránh bệnh chàm khô ở trẻ

  1. Giữ gìn vệ sinh cơ thể cho trẻ hàng ngày

Một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh chàm khô ở trẻ là do ô nhiễm không khí, do đó để phòng bệnh chàm khô hãy giữ vệ sinh cơ thể cho trẻ hàng ngày.

Mẹ nên tắm cho trẻ bằng sữa tắm giành riêng cho trẻ nhỏ để đảm bảo làn da của bé luôn sạch và kháng khuẩn tốt nhất. Không nên sử dụng các loại sữa tắm hay xà phòng của người lớn có thể chứa hóa chất tẩy rửa gây tổn thương đến làn da nhạy cảm của bé.

Sau khi tắm chỉ nên lau khô người bé bằng khăn khô mềm, không nên chà xát quá mạnh gây ra những tổn thương trên da. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên chú ý thường xuyên bấm móng tay móng chân cho trẻ tránh để trẻ cào gãi làm trầy da gây nhiễm trùng.

Giữ vệ sinh thân thể cho trẻ hàng ngày rất cần thiết
Giữ vệ sinh thân thể cho trẻ hàng ngày rất cần thiết
  1. Không nên cho trẻ tiếp xúc nhiều với khói bụi, hóa chất

Để phòng bệnh chàm khô cho trẻ, cha mẹ không nên cho trẻ tiếp xúc nhiều với khói bụi, hóa chất ngoài môi trường.

Cách tốt nhất là hãy cho con chơi ở những nơi thoáng mát, sạch sẽ.

  1. Chú ý dưỡng ẩm da cho trẻ

Khi làn da trẻ bị khô rất dễ dẫn đến bị chàm khô, vì thế mà cha mẹ nên chú ý dưỡng ẩm da cho trẻ bằng các loại kem có chỉ định của bác sĩ. Khi đưa trẻ ra ngoài hãy cho trẻ đội nón hoặc che mặt, tránh để làn da trẻ tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

Ở nhà, cha mẹ nên cho trẻ mặc đồ làm từ các chất liệu vải mềm và dễ thấm hút mồ hôi để trẻ cảm thấy thoải mái hơn khi vận động. Đồng thời hạn chế tối đa việc sử dụng các sản phẩm giành cho da bé có mùi thơm nhiều dễ làm da trẻ bị kích ứng.

benh cham kho o tre em 04

  1. Loại bỏ thực phẩm gây dị ứng da trẻ

Trong thời gian cho con bú, nếu có thể hãy tìm hiểu các loại thức ăn có thể gây dị ứng da ở bé để loại bỏ trong thực đơn.

Nếu con lớn hơn, hãy xem thử tình trạng da của bé sau mỗi bữa ăn và chủ động loại bỏ các thức ăn gây dị ứng da có trong thực đơn của bé.

Có điều kiện, các mẹ nên tham gia các khóa học chăm sóc trẻ từ các chuyên gia uy tín để tìm hiểu thêm về các kiến thức nuôi dạy con và các loại bệnh thường gặp ở trẻ.

Các chia sẻ và kinh nghiệm trên về bệnh chàm khô hi vọng đã giúp bạn có tầm nhìn toàn diện hơn về bệnh và cách phòng tránh mang lại hiệu quả nhất. Chúc bạn và bé luôn khỏe mạnh!

 

Damilama - Đá Muối Himalaya

DamiLama Chuyên Viết, Chia Sẻ Các Kiến Thức Về Sức Khỏe. Đặc Biệt Có Niềm Yêu Thích Đối Với Đá Muối Himalaya. Chia Sẻ Tất Cả Về Những Công Dụng - Tác Dụng Của Đèn Đá Muối Himalaya, Có Thể Giúp Được Mọi Người Bảo Vệ Sức Khỏe, Nâng Cao Sức Khỏe Được Tốt Hơn.

Related Articles

Trả lời

Back to top button
Close
Close
Call Now Button