Bệnh Ở Trẻ Em

Bệnh uốn ván ở trẻ em và top 3 con đường lây truyền bệnh

Uốn ván là căn bệnh thường gặp và không còn xa lạ với nhiều người. Bệnh mang tới những ảnh hưởng nhất định cho người bệnh. Bạn biết gì về căn bệnh uốn ván? Bệnh uốn ván ở trẻ em có nguy hiểm không? Hãy tìm hiểu thêm về triệu chứng, cách điều trị cũng như nguyên nhân gây ra căn bệnh này ở trẻ nhỏ thông qua nội dung được đưa ra trong bài viết dưới đây.

Xem thêm: Bệnh giun kim ở trẻ em và 3 biện pháp phòng tránh công hiệu nhất

Thông tin cần biết về bệnh uốn ván ở trẻ em

Bệnh uốn ván được xem là một trong những căn bệnh nhiễm trùng cấp có khả năng gây ra tử vong cao ở trẻ. Bệnh được gây ra bởi Clostridium tetani  – một loại trực khuẩn uốn ván.Khi xâm nhập vào cơ thể trẻ nhỏ, trực khuẩn này gây ra tác động lên toàn bộ cơ thể, gây tổn thương hệ thần kinh, não bộ, cứng cơ và dễ dẫn đến tử vong.

Uốn ván tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm
Uốn ván tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm

 Uốn ván gây nguy hiểm và được xếp vào bệnh lý báo động đỏ khi tiềm ẩn khả năng gây tử vong chiếm khoảng 95% đối với trẻ sơ sinh khi mắc phải căn bệnh này. Tại Việt Nam, uốn ván xuất hiện và có mặt tại tất cả các tỉnh thành, ở mọi lứa tuổi, mọi thời gian trong năm. Bắt đầu từ năm 2005, uốn ván đã được đưa vào chương trình tiêm chủng quốc gia để phòng ngừa và hạn chế việc trẻ bị tử vong khi mắc phải căn bệnh uốn ván.

Triệu chứng khi trẻ bị uốn ván

Khi mắc căn bệnh uốn ván, trẻ thường có các biệu hiện sau:

– Cơ hàm bị co thắt nhẹ. Sau đó nhiều cơ khác trên cơ thể cũng bị ảnh hưởng. Các cơn co thắt thường đột ngột, kéo dài và co thắt mạnh. Các cơn co sẽ gây đau, cứng cơ, thậm chí rách cơ và gẫy xương.

– Trẻ sốt, bồn chồn, đau đầu, bí tiểu và  không kiểm soát được việc đại tiện.

Trẻ đau đớn khi uốn ván gay ra các cơn co thắt
Trẻ đau đớn khi uốn ván gay ra các cơn co thắt

– Đối với trẻ bị uốn ván toàn thân, các cơ trên cơ thể co giật gây đau đớn. Với giai đoạn nhẹ, trẻ xuất hiện tình trạng co giật nhẹ, cơ cứng. Với giai đoạn nặng, trẻ bị cứng hàm, co giật mạnh, thậm chí ngừng thở.

– Đối với trẻ bị uốn ván cục bộ, các cơn co cơ thường xuất hiện ở gần vị trí có vết thương. Uốn ván cục bộ ít gây nguy hiểm hơn so với uốn ván toàn thân. Tỉ lệ tử vong của bệnh lý này cũng thấp hơn. Tuy nhiên, uốn ván cục bộ được xem là dấu hiệu cảnh báo trẻ có thể bị mắc uốn ván toàn thân.

Top 3 con đường lây truyền bệnh uốn ván ở trẻ em

Có ba con đường chính dẫn đến việc trẻ bị lây nhiễm uốn ván. Cụ thể như sau:

Xâm nhập qua các vết thương

Khi cơ thể trẻ xuất hiện các vết thương hở, các vết thương bị nhiễm khuẩn thì thường sẽ có khả năng bị mắc căn bệnh uốn ván. Bệnh được phát hiện đối với những trường hợp trẻ sau phẫu thuật trong điều kiện môi trường vệ sinh, phẫu thuật không đảm bảo, các dụng cụ thiết bị y tế không được tiệt trùng…. Các vết thương hở là con đường chính để trực khuẩn uốn ván xâm nhập và phát triển.

Vết thương hở là con đường gây ra bệnh uốn ván
Vết thương hở là con đường gây ra bệnh uốn ván

Uốn ván ở trẻ sơ sinh

Việc trẻ sơ sinh bị mắc uốn ván được xác định dựa trên nguyên nhân chính là quá trình cắt, chăm sóc cuống rốn của trẻ không hợp vệ sinh. Sử dụng các dụng cụ y tế bẩn, không được tiệt trùng để cắt cuống rốn, kẹp rốn cho trẻ tạo điều kiện cho trực khuẩn uốn ván xâm nhập, phát triển. Trẻ sơ sinh đẻ rơi, đẻ tại nhà hay tại các cơ sở y tế không đảm bảo thường có tỉ lệ mắc uốn ván rất cao.

Khi trẻ không được tiêm chủng

Uốn ván dễ mắc tại trẻ không được tiêm chủng uốn ván. Cần lưu ý rằng, bệnh không lây lan từ người sang người.

Trẻ cần được tiêm chủng đầy đủ để ngừa uốn ván
Trẻ cần được tiêm chủng đầy đủ để ngừa uốn ván

Điều trị và phòng ngừa bệnh uốn ván ở trẻ em

Để phòng tránh căn bệnh uốn ván ở trẻ em, các bậc cha mẹ nên cho con tiêm chủng đầy đủ để phòng ngừa căn bệnh này. Phụ nữ có thai được khuyến khích nên tiêm đủ hai mũi uốn ván trong quá trình mang thai. Trẻ nhỏ dưới một tuổi cũng cần tiêm mũi phòng tránh uốn ván.

Khi trẻ không may có các vết thương hở, vết thương sâu, cha mẹ cần sử dụng globulin để miễn dịch cho trẻ, phòng tránh nguy cơ nhiễm trùng. Việc làm này sẽ ngăn chặn được căn bệnh uốn ván.

Phụ nữ có thai cũng cần được tiêm chủng phòng uốn ván
Phụ nữ có thai cũng cần được tiêm chủng phòng uốn ván

Khi trẻ bị uốn ván, việc điều trị sẽ được tiến hành dựa trên các bước: làm sạch vết thương để tránh nhiễm trùng. Trẻ được tiêm miễn dịch uốn ván, tiêm kháng sinh liều cao để hạn chế, ngăn chặn tình trạng co cơ trên cơ thể.

Uốn ván là căn bệnh mang tới nhiều biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên việc phòng tránh căn bệnh này lại vô cùng đơn giản và dễ thực hiện. Các bậc cha mẹ hãy cho trẻ tiêm phòng đầy đủ đồng thời đảm bảo các vết thương ở trẻ không bị nhiễm trùng. Đây chính là các biện pháp hiệu quả nhất để đầy lùi và phòng tránh căn bệnh uốn ván ở trẻ em.

Damilama - Đá Muối Himalaya

DamiLama Chuyên Viết, Chia Sẻ Các Kiến Thức Về Sức Khỏe. Đặc Biệt Có Niềm Yêu Thích Đối Với Đá Muối Himalaya. Chia Sẻ Tất Cả Về Những Công Dụng - Tác Dụng Của Đèn Đá Muối Himalaya, Có Thể Giúp Được Mọi Người Bảo Vệ Sức Khỏe, Nâng Cao Sức Khỏe Được Tốt Hơn.

Related Articles

Trả lời

Back to top button
Close
Close
Call Now Button