Các bài thuốc trị ho ở trẻ em
Vấn đề sức khỏe ở trẻ luôn là mối quan tâm hàng đầu của nhiều bậc cha mẹ. Dù có giữ gìn và phòng tránh cẩn thận thì việc mắc các bệnh phổ biến như cúm, ho là điều không thể tránh khỏi đối với trẻ nhỏ. Để có thêm cho mình những thông tin bổ ích, hãy cùng tham khảo các bài thuốc trị ho ở trẻ em được đưa ra trong bài viết dưới đây.
Xem thêm: Bướu cổ ở trẻ em và 4 yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh
Ho là một bệnh lý đơn giản và thường gặp ở trẻ em. Tuy nhiên nếu không chữa trị kịp thời, căn bệnh đơn giản này có thể mang tới những phiền toái với các biến chứng như viêm phổi, viêm đường hô hấp. Chính vì vậy, điều trị bệnh ngay từ khi mới phát hiện là vô cùng cần thiết. Có rất nhiều bài thuốc dân gian đơn giản mà các bậc cha mẹ có thể lựa chọn và thực hiện ngay tại nhà. Bài viết sẽ giới thiệu tới bạn đọc bài thuốc trị ho cho trẻ em hiệu quả nhất tại nhà.

Trị ho ở trẻ em bằng đu đủ
Đu đủ là loại trái cây có giá trị dinh dưỡng cao và rất lành tính. Trong việc trị ho cho trẻ, đu đủ mang lại hiệu quả cao với cách làm vô cùng đơn giản.
Các bước trị ho bằng đu đủ cho trẻ:
Chuẩn bị: một quả đu đủ chín, mật ong.
Thực hiện:
- Đu đủ được gọt sạch vỏ, cắt thành những miếng nhỏ.
- Cho đu đủ vào bát cùng với mật ong.
- Hấp nóng hoặc đun cách thủy trên bếp đến khi đu đủ mềm.
- Cho trẻ ăn mỗi ngày 2 – 3 lần sẽ thấy giảm ho hiệu quả và nhanh chóng.

Bài thuốc này đặc biệt thích hợp với những trẻ đang có đờm, có các cơn ho, đặc biệt là trẻ sơ sinh.
Trị ho ở trẻ em bằng lá húng chanh
Húng chanh là loại lá phổ biến thường được dùng trong trị ho đối với cả người lớn và trẻ em. Lá húng chanh có chứa nhiều cavaron – chất này có tác dụng thải độc, long đờm. Cùng với vị hơi cay nồng và mùi thơm đặc trưng, lá húng chanh được coi là bài thuốc đặc trị bệnh ho thường gặp ở trẻ em.

Để làm bài thuốc từ lá húng chanh, các mẹ cần chuẩn bị: lá húng chanh từ 8 – 10 á, quất xanh, mật ong hoặc đường phèn.
Cách thực hiện:
- Lá húng chanh rửa sạch, thái hoặc vò nát.
- Quất rửa sạch, thái thành từng lát mỏng.
- Thêm đường phèn (hoặc mật ong) cùng với quất, lá húng chanh vào bát. Hấp cách thủy trong nồi cơm hoặc trên bếp từ 15 đến 20 phút. Cho trẻ uống 3 – 5 thìa nhỏ một lần, ngày từ 2- 3 lần đến khi thấy trẻ giảm ho hay có hiện tượng giảm đờm, đỡ khò khè trong hơi thở.

Trị ho ở trẻ em bằng lá hẹ hấp đường phèn
Ngoài lá húng chanh thì lá hẹ cũng là một trong những bài thuốc trị ho nhận được sự tin tưởng của nhiều bậc phụ huynh. Sự thay đổi về thời tiết hay đôi khi là do độ ẩm không khí quá thấp cũng có thể khiến trẻ bị ho. Đối với trẻ sơ sinh, việc sử dụng mật ong hay quất là khá hạn chế do dạ dày, chức năng tiêu hóa của bé còn chưa hoàn thiện. Lá hẹ và đường phèn sẽ là lựa chọn tuyệt vời do sự lành tính, nguyên liệu dễ tìm và hiệu quả mang lại nhanh chóng. Trẻ sẽ nhanh chóng thoát khỏi các cơn ho khó chịu và dai dẳng.

Cách làm:
- Mẹ cần chuẩn bị một vài cọng lá hẹ, đường phèn.
- Lá hẹ được rửa sạch, ngâm muối để đảm bảo an toàn nhất cho trẻ.
- Vò nát hoặc cắt nhỏ lá hẹ, thêm vào bát cùng với đường phèn. Hấp cách thủy khoảng 20 phút đến khi đường phèn tan hoàn toàn.
- Gạn bỏ lá hẹ, lấy phần nước để cho trẻ uống. Mỗi ngày nên cho trẻ uống 3 lần, mỗi lần từ 2 -3 thìa cafe. Vị ngọt nhẹ của đường phèn cùng với vị nồng của lá hẹ tạo nên hỗn hợp có vị dễ ăn, hầu hết trẻ đều thích thú và không từ chối. Sự thanh mát của đường phèn sẽ giúp trẻ nhanh chóng giảm ho, long đờm.
Trị ho ở trẻ em từ rau diếp cá và nước vo gạo.
Rau diếp cá là loại rau khá phổ biến trong các bữa ăn hàng ngày của người Việt. Nhưng ít ai biết rằng, ngoài tính mát, rau diếp cá còn có khả năng giảm ho, tiêu đờm rất hiệu quả. Đặc biệt, tác dụng trị ho của rau diếp cá được phát huy tối đa khi kết hợp với nước vo gạo.

Để làm bài thuốc này tại nhà, các mẹ cần có: rau diếp cá, nước vo gạo.
Cách thực hiện:
- Rau diếp cá được rửa sạch cùng muối, xay hoặc giã nhuyễn.
- Thêm vào nồi nước vo gạo, rau diếp cá và đun sôi. Thêm một ít đường phèn để có vị ngọt, mát và giảm mùi tanh đặc trưng của rau diếp cá. Để lửa nhỏ trong khoảng 15 phút.
- Lọc bỏ thu lấy phần nước. Cho trẻ uống 3 lần một ngày, mỗi lần 2 – 3 thìa nhỏ.
Ngoài ra để phòng tránh và hạn chế các cơn ho ở trẻ hay các bệnh lý về đường hô hấp, bạn nên thường xuyên để ý tới nhiệt độ phòng và độ ẩm. Việc độ ẩm quá thấp cũng dễ khiến trẻ bị các bệnh về đường hô hấp. Luôn giữ ấm ngực, gáy và chân của bé. Không để quạt trực tiếp vào người bé.
Với các bài thuốc trị ho ở trẻ em đã nêu trên, hi vọng bạn đọc đã có thêm cho mình những thông tin bổ ích cũng như tìm được cách trị ho hiệu quả cho bé. Các mẹ có thể yên tâm tuyệt đối khi sử dụng những bài thuốc trên mà không lo lắng về các tác dụng phụ như khi sử dụng thuốc tây. Tuy nhiên nếu trẻ bị nặng, hãy cho trẻ thăm khám tại các cơ sở y tế để có hướng điều trị hiệu quả nhé.