Bệnh kiết lỵ ở trẻ em và 3 nguyên nhân chính gây bệnh
Ở cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đều thường xuyên gặp phải các vấn đề về rối loạn đường tiêu hóa, một trong số đó có bệnh kiết lỵ. Kiết lỵ ở trẻ biểu hiện ở nhiều triệu chứng như đại tiện nhiều đi kèm sốt, nôn, đau quặn bụng,… và gây nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Do đó, cách tốt nhất là cha mẹ nên nắm rõ về bệnh kiết lỵ ở trẻ em và nguyên nhân chính gây bệnh để tìm ra cách điều trị và phòng bệnh hiệu quả nhất.
Xem thêm: Bệnh khó ngủ ở trẻ em và 4 nguyên nhân chính gây bệnh

Bệnh kiết lỵ nguy hiểm như thế nào?
Tuy không phổ biến như táo bón hay tiêu chảy, nhưng bệnh kiết lỵ cũng thường gặp ở trẻ em tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.
Có thể bạn chưa biết, bệnh kiết lỵ ở trẻ em là một dạng nhiễm trùng ruột già do nhiều loại vi khuẩn và ký sinh trùng đường ruột xâm nhập và gây ra. Khi mắc bệnh, trẻ sẽ xuất hiện triệu chứng tiêu chảy liên tục từ 5 đến 7 ngày, trong phân có dịch nhầy và máu.
Một số triệu chứng khác đi kèm khác là sốt nhẹ, nôn ói nhiều và đau quặn bụng khiến trẻ khó chịu, đau đớn và chán ăn, quấy khóc.
ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bệnh kiết lỵ nếu không được điều trị sớm có thể gây ra tình trạng suy nhược cơ thể trầm trọng do mất nước. Thậm chí bệnh còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Điển hình như xuất huyết tiêu hóa, viêm ruột thừa, lồng ruột, thậm chí thủng ruột đe dọa đến tính mạng trẻ.

3 nguyên nhân chính gây bệnh kiết lỵ ở trẻ
-
Nhiễm khuẩn tiêu hóa thông qua đường ăn uống
Các vi khuẩn và ký sinh trùng gây ra bệnh kiết lỵ chủ yếu xâm nhập vào cơ thể trẻ thông qua đường ăn uống.
Việc cha mẹ cho trẻ ăn các món ăn, thức uống để qua ngày đã bị ôi thiu hoặc không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ dẫn đến kiết lỵ. Lý do là các loại vi khuẩn gây bệnh chủ yếu sinh sống và phát triển trong các loại thực phẩm này.
Để khắc phục được nguồn bệnh này, phụ huynh nên chú ý hơn trong vấn đề sơ chế nguyên liệu nấu ăn sạch sẽ. Đồng thời, nên ngâm nước muối loãng để khử sạch vi khuẩn có trong các loại rau củ hay thực phẩm sống mua từ bên ngoài.
Bên cạnh đó, cũng nên hạn chế cho con ăn các thực phẩm được bảo quản trong tủ lạnh quá lâu dễ nhiễm các vi khuẩn gây hại đường ruột.

-
Thói quen thiếu vệ sinh của trẻ
Ngoài chế độ ăn uống thiếu vệ sinh thì một số thói quen xấu ở trẻ cũng là nguyên nhân gây ra bệnh kiết lỵ nguy hiểm.
Trong đó điển hình nhất là thói quen không rửa tay sạch trước, sau khi ăn và trước, sau khi đi vệ sinh vô tình để vi khuẩn bám vào tay đi vào cơ thể qua đường miệng. Một số gia đình nuôi có vật nuôi có nhiều lông như chó, mèo cũng có thể lây nhiễm vi khuẩn kiết lỵ qua trẻ ở khoảng cách gần.
Tốt nhất cha mẹ không cho con dùng tay dơ bẩn để bốc đồ ăn và tập cho con thói quen rửa tay đúng cách bằng xà phòng đúng thời điểm. Hạn chế cho con tiếp xúc trực tiếp và vui chơi nhiều cùng với thú nuôi.

-
Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh
Kiết lỵ ở trẻ em còn có thể do tác dụng phụ của thuốc kháng sinh trẻ uống khi bị bệnh trước đó. Các tác dụng phụ này thường ghi rõ trong các tờ hướng dẫn sử dụng có trong mỗi loại thuốc, mẹ cần nắm rõ để biết hướng xử lý.
Một vài nguy cơ dễ mắc bệnh kiết lỵ khác ở trẻ được xác định là giai đoạn trẻ sơ sinh mọc răng hoặc trẻ em hay mắc các bệnh đường tiêu hóa từ 2 đến 4 tuổi.
Điều trị bệnh kiết lỵ ở trẻ em bằng cách nào?
Khi bị bệnh kiết lỵ, trẻ thường sẽ tiêu chảy phân lỏng liên tục. Do đó mà cơ thể trẻ sẽ bị mất nước dẫn đến mệt mỏi và suy nhược. Lúc này cha mẹ hãy áp dụng ngay các biện pháp bù nước cho con để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.
Ngoài nước lọc, có thể cho trẻ uống thêm nước điện giải oresol hay cháo loãng có bỏ chút muối.
Thêm vào đó, bạn cũng nên bổ sung thêm dinh dưỡng và rau quả tươi vào bữa ăn hàng ngày cho con.
Một số trường hợp nên cho trẻ uống thêm men tiêu hóa hay lợi khuẩn probiotic cải thiện hoạt động đường ruột.
Nếu trẻ có các biểu hiện bất thường ở mức độ nặng hơn, hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị phù hợp hơn. Có thể bé sẽ được chỉ định uống thêm thuốc kháng sinh theo toa từ bác sĩ.

Bạn cũng có thể chủ động phòng ngừa bệnh kiết lỵ cho trẻ bằng cách đảm bảo nguyên tắc ăn chín, uống sôi, vệ sinh an toàn thực phẩm.
Hãy đảm bảo chăm sóc và bảo vệ trẻ đúng cách bằng chính những hiểu biết của mình để tuổi thơ của con luôn đẹp. Chúc bạn thành công!