Nhận biết bệnh tay chân miệng ở trẻ em và cách phòng tránh
Bệnh tay chân miệng ở trẻ em là một trong những căn bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ vì chúng có thể dễ dàng lây từ người nhiễm bệnh sang người bình thường, đặc biệt trong giai đoạn 0 đến 10 tuổi trẻ vô cùng hiếu động nên càng có nguy cơ mắc các căn bệnh này.
Xem thêm: Bệnh tăng động ở trẻ em và những điều cha mẹ cần lưu ý
Bệnh tay chân miệng là gì?
Khi cơ thể trẻ không may bị nhiễm virus coxsackievirus A16 và enterovirus 71 tức là bé đã bị nhiễm tay chân miệng, chúng dễ dàng ẩn lấp trên cơ thể trẻ bị bệnh và lây lan nhanh sang người khỏe mạnh qua những tiếp xúc thông thường.
Trẻ ở độ tuổi càng nhỏ, hệ miễn dịch càng chưa được hoàn thiện thì sẽ có nguy cơ mắc chân tay miệng càng cao.Vào bất kỳ mùa nào trong năm thì nguy cơ bùng phát chân tay miệng đều rất dễ xảy ra.
Trẻ nhỏ lại thường hiếu động và nếu cha mẹ chưa hướng dẫn, theo sát bé trong việc tự ý thức làm vệ sinh chân tay sạch sẽ trước khi ăn, sau giờ ra chơi và các vệ sinh hàng ngày thì sẽ có khả năng bị lây nhiễm chân tay miệng cao hơn so với những trẻ được hướng dẫn và biết cách vệ sinh sạch sẽ, tránh nơi công cộng đông người và tránh va chạm động tay chân vào những đồ vật ở nơi công cộng như tay nắm cửa nhà vệ sinh hay tay vịn cầu thang.

Nguyên nhân gây ra bệnh chân tay miệng
- Trẻ bị nhiễm tay chân miệng do tiếp xúc với người đang mắc bệnh qua nước bọt, đồ chơi, tiếp xúc trực tiếp tay chân khi nô đùa với nhau, viruts dễ dàng xâm nhập và gây bệnh trên da của trẻ.
- Các bé học mầm non, đi nhà trẻ thường hay mắc căn bệnh này do không thể hạn chế hết được mầm bệnh do chúng lây lan nhanh và lại có điều kiện phát triển rộng rãi.
- Vệ sinh cá nhân chưa đúng cách có thể coi là nguyên nhân chính tạo ra điều kiện cho că bệnh chân tay miệng phát triển và hình thành ổ bệnh.
- Thói quen cầm nắm, sờ nắn đồ dùng như tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, cửa nhà vệ sinh hay những nơi công cộng cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh tay chân miệng.

Biểu hiện của bệnh tay chân miệng
- Sốt nhẹ là một trong những biểu hiện của rất nhiều căn bệnh ở trẻ nhỏ, trong đó có bệnh tay chân miệng. Trẻ thường sốt từ 38-39 độ C, cơ thể khát nước và mệt mỏi.
- Xuất hiện những đốm mụn nước nhỏ trên da, tập trung tại khu vực miệng, tay, chân, lòng bàn tay, xung quanh môi và thậm chí cả ở hậu môn ngứa và khó chịu.
- Những vết mụn này có nước bên trong, đỏ như phát ban và ngứa, thông thường sau 1-2 tuần thì những nốt bong bóng nước này sẽ tự biến mất, nhưng chúng để lại nhiều vết thâm sẹo và cả 1 khoảng thời gian bé cảm thấy khó chịu, ăn ngủ kém.
- Ngoài những dấu hiệu đã thể hiện rõ ra bên ngoài như đã nói trên thì cha mẹ cần tinh ý mới có thể phát hiện ra những dấu hiệu lạ của trẻ khi bị tay chân miệng như ngủ không ngon, kêu ngứa ngáy khó chịu, kén ăn, chỉ thích ăn đồ ăn dạng lỏng hoặc mát do cổ họng nóng.

Cách phòng tránh bệnh chân tay miệng
Có rất nhiều cách để mẹ giúp bé tránh lây nhiễm bệnh tay chân miệng, nhưng trước tiên vẫn là phải giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, cụ thể là luôn giữ thói quen rửa tay sạch sẽ sau khi chơi và trước khi ăn, tắm rửa, thay quần áo hàng ngày.
Hạn chế tiếp xúc chỗ công cộng, đông người qua lại thì không nên bám vịn hay cầm nắm đồ chơi, tay vịn cầu thang…tránh những chỗ vi khuẩn dễ dàng tấn công và sinh bệnh.
Khi không may bé đã bị bệnh chân tay miệng thì cha mẹ không nên thờ ơ mà cần cho bé đi khám bác sĩ sớm để tìm ra cách điều trị, bôi thuốc và uống thuốc phù hợp, vì những vết ngứa ngoài ra như thế này nếu tự ý bôi thuốc không có chỉ định của bác sĩ sẽ càng làm tình trạng trở nên nguy hiểm hơn.
Chọn quần áo mỏng, thoáng mát cho bé mặc, tránh mặc đồ bó chật sẽ cọ sát vào vết ngứa khiến trày da làm bé khó chịu, vết ngứa lại khó lành.
Không tự ý dùn kháng sinh khi không có chỉ định vì kháng sinh sẽ làm bé dễ bị phụ thuộc vào thuốc nhiều hơn hay còn gọi là hiện tượng “nhờn thuốc”.
Vì miệng bé cũng bị những vết mụn nước làm cho đau đớn nên bé sẽ rất khó nhai và ăn đồ ăn thông thường, mẹ nên cho bé ăn thức ăn dạng lỏng như súp, cháo nhưng vẫn đảm bảo đủ chất dinh dưỡng và chất xơ cần thiết cho cơ thể. Hạn chế đồ ăn cay, nóng, mặn vì vừa làm cho miệng bé đau rát và khiến bé thêm chán ăn.

Với những chia sẻ trên hy vọng mẹ đã tìm ra nguyên nhân gây ra bệnh tay chân miệng cũng như cách phòng tránh tốt nhất. Hãy trang bị thêm các kiến thức để chăm sóc con yêu trưởng thành khỏe mạnh và đúng cách.