Bệnh Ở Trẻ Em

Bệnh dị ứng da ở trẻ em và 4 phương pháp điều trị hiệu quả nhất

Chúng ta đều biết rằng làn da mỏng và nhạy cảm của trẻ rất dễ gặp kích ứng với các yếu tố khác nhau bắt nguồn từ bên trong hoặc ngoài môi trường. Trong đó các loại dị ứng trên da được coi là bệnh về da phổ biến nhất ở trẻ em. Vậy cha mẹ nên làm gì khi con mình bị dị ứng da? Cùng chúng tôi củng cố ngay kiến thức về bệnh dị ứng da ở trẻ em và 4 phương pháp điều trị hiệu quả nhất qua bài viết sau.

Xem thêm: Bệnh trầm cảm ở trẻ em và 5 cách điều trị mang lại hiệu quả cao nhất

Bệnh dị ứng da ở trẻ em có nguy hiểm không?
Bệnh dị ứng da ở trẻ em có nguy hiểm không?

Biểu hiện của bệnh dị ứng da ở trẻ

Dị ứng da ở trẻ em được biết đến là loại bệnh mãn tính của da, thường gặp ở các bé có làn da khô, thiếu độ ẩm. Vào những ngày thời tiết hanh khô, nắng nóng hay lạnh đột ngột, trẻ đều dễ mắc loại bệnh về da phổ biến này.

Khi bắt đầu mắc bệnh, làn da của trẻ sẽ trở nên càng khô ráp, có thể nứt nẻ, sưng, nổi nhiều mẩn đỏ gây ngứa và đau rát. Nặng hơn, các nốt đỏ trên da có thể bị vỡ ra chảy dịch và gây ra sẹo nếu không được chữa trị kịp thời.

Đối tượng hay mắc các bệnh dị ứng da là trẻ sơ sinh cho đến trẻ 5 tuổi. Bệnh diễn biến ở trẻ qua 2 giai đoạn chính là ủ bệnh và bùng phát. Trong giai đoạn ủ bệnh da trẻ chỉ có biểu hiện khô, sau đó giai đoạn bùng phát mới bắt đầu nổi ban đỏ và ngứa nhiều.

Bệnh dị ứng da có nguy hiểm không?

Nhiều phụ huynh thắc mắc liệu bệnh dị ứng da có nguy hiểm không hay chỉ là những biểu hiện trên da đơn thuần?

Thực tế, dị ứng da ít khả năng gây biến chứng mà chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ và gây ra cảm giác khó chịu cho trẻ trong suốt thời gian mắc bệnh.

Bên cạnh đó, dị ứng da cũng có thể xảy ra ở nhiều vùng da khác nhau trên toàn thân trẻ tùy vào dạng viêm da mà trẻ gặp phải. Chủ yếu là viêm da dị ứng ở mặt và viêm da dị ứng do thời tiết.

Trong đó, viêm da dị ứng mặt là do làn da trên khuôn mặt trẻ bị kích ứng do hóa chất, chất gây kích ứng, khói bụi hoặc có thể là thực phẩm. Lúc này trẻ sẽ có biểu hiện phát ban đỏ trên măt, nhiều nhất là 2 bên má gây ngứa ngáy và khó chịu.

Bệnh có thể kéo dài 2 đến 4 tuần và sẽ nhanh khỏi hơn nếu được can thiệp chữa trị đúng cách.

Về bệnh viêm da dị ứng do thời tiết, da trẻ sẽ xuất hiện các nốt đỏ nổi nhiều theo dạng nổi mề đay lan ra nhiều vùng da khắp cơ thể. Nhiều trị mắc bệnh này vào thời điểm thời tiết giao mùa, chuyển lạnh đột ngột.

Nguy hiểm hơn viêm da dị ứng do thời tiết thường tái phát nhiều lần chứ không khỏi sau 1 lần điều trị.

Tuy là bệnh ngoài da nhưng bệnh dị ứng da không lây khi trẻ tiếp xúc trực tiếp với người bệnh.

Dị ứng da ở trẻ có thể ở mặt và toàn thân
Dị ứng da ở trẻ có thể ở mặt và toàn thân

4 phương pháp điều trị bệnh dị ứng da ở trẻ em hiệu quả nhất

  1. Vệ sinh cơ thể trẻ đúng cách

Nhiều cha mẹ quan niệm rằng khi mắc bệnh ngoài da nên thường xuyên tắm rửa cho trẻ bằng xà phòng để diệt sạch vi khuẩn. Thế nhưng ít ai biết rằng chính thói quen tắm quá nhiều lần trong ngày bằng xà phòng chứa chất tẩy rửa mới là nguyên nhân gây dị ứng da.

Thực tế trẻ chỉ nên tắm 1 đến 2 lần mỗi ngày và không nên dùng quá nhiều sữa tắm gây khô da.

Chú ý nếu đang trong quá trình điều trị dị ứng da, chỉ nên tắm hoặc lau sạch người cho bé bằng nước đun sôi để nguội.

Cha mẹ cần vệ sinh cơ thể trẻ đúng cách
Cha mẹ cần vệ sinh cơ thể trẻ đúng cách
  1. Dùng kem dưỡng ẩm da

Dị ứng da sẽ làm da trẻ bị khô, do đó hãy dưỡng ẩm làn da cho trẻ bằng các loại kem thoa trực tiếp theo chỉ định của các chuyên gia hoặc bác sĩ.

Các loại kem dưỡng ẩm phù hợp với làn da của bé như vaseline, Aquaphor, Cetaphil, Eucerin… đều chứa thành phần lành tính.

Tuy nhiên chỉ nên thoa kem 2 đến 3 lần mỗi ngày cho trẻ, không nên quá lạm dụng.

  1. Điều trị bằng thuốc

Một số trường hợp bệnh dị ứng da của trẻ ở mức độ nặng, cha mẹ nên đưa bé đến khám tại các bác sĩ da liễu để được chẩn đoán cụ thể hơn. Sau đó, trẻ có thể cần dùng đến một số loại thuốc bôi ngoài da để giảm đi các triệu chứng dị ứng.

Nếu các nốt viêm đỏ trên da có biểu hiện nhiễm trùng, bác sĩ sẽ chỉ định dùng kháng sinh cho trẻ. Song liều lượng và cách sử dụng đều phải theo toa từ bác sĩ điều trị, cha mẹ không được tự ý quyết định.

Các loại kem hay thuốc thoa ngoài da đều cần tư vấn từ bác sĩ
Các loại kem hay thuốc thoa ngoài da đều cần tư vấn từ bác sĩ
  1. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng

Trong thời gian điều trị dị ứng da cho trẻ, cha mẹ cũng nên điều chỉnh chế độ dinh dưỡng để hỗ trợ chữa trị nhanh khỏi hơn.

Loại bỏ các thực phẩm dễ gây dị ứng như thịt gà, thịt bò, đồ cay nóng hay chứa nhiều dầu mỡ. Thay vào đó cho trẻ ăn nhiều rau củ quả để bổ sung thêm khoáng chất, vitamin tăng sức đề kháng.

Đồng thời tập thói quen uống nhiều nước cho bé để dưỡng ẩm da từ bên trong.

Nói tóm lại, các bệnh về da không quá nghiêm trọng. Chỉ cần cha mẹ luôn quan tâm và áp dụng đúng phương pháp thì mọi vấn đề của trẻ đều dễ dàng được giải quyết.

Damilama - Đá Muối Himalaya

DamiLama Chuyên Viết, Chia Sẻ Các Kiến Thức Về Sức Khỏe. Đặc Biệt Có Niềm Yêu Thích Đối Với Đá Muối Himalaya. Chia Sẻ Tất Cả Về Những Công Dụng - Tác Dụng Của Đèn Đá Muối Himalaya, Có Thể Giúp Được Mọi Người Bảo Vệ Sức Khỏe, Nâng Cao Sức Khỏe Được Tốt Hơn.

Related Articles

Trả lời

Back to top button
Close
Close
Call Now Button