Bệnh Ở Trẻ Em

2 cách chữa bệnh viêm tai giữa ở trẻ em nhanh chóng và an toàn

Hầu hết bố mẹ đều lo lắng khi đưa bé đi khám tai mũi họng thì phát hiện con bị viêm tai giữa. Vậy làm cách nào để chữa bệnh này đúng cách và an toàn thì không phải ai cũng biết. Hãy cùng mình chia sẻ top cách chữa bệnh viêm tai giữa ở trẻ em hiệu quả trong bài viết dưới đây.

Xem thêm: Chóng mặt ở trẻ em và top 3 nguyên nhân gây chóng mặt ở trẻ em

Viêm tai giữa là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ
Viêm tai giữa là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ

Tổng quan về bệnh viêm tai giữa

Đây là bệnh còn được biết đến với tên gọi là nhiễm trùng tai giữa. Bệnh do các loại vi khuẩn bên trong tai hoặc từ bên ngoài xâm nhập vào tai giữa. Khi trẻ bị viêm tai giữa thường có dịch mủ chảy ra đầy khoang nhĩ và mang lại cảm giác khó chịu trong một thời gian.

Các triệu chứng khi trẻ bị viêm tai giữa

  • Đau tai, chảy mủ
  • Sốt nhẹ, lười ăn và khó ngủ
  • Trẻ cảm thấy khó chịu, quấy khóc và hay kéo tai
  • Nôn trớ, bị thiếu cân và tiêu chảy
  • Bên trong tai mãng nhĩ viêm đỏ
  • Khi nặng quá, dịch mủ chảy ào ra ngoài tai và khiến bé cảm thấy chóng mặt, buồn nôn.
Trẻ em bị viêm tai giữa thường có triệu chứng đau tai, chảy mủ
Trẻ em bị viêm tai giữa thường có triệu chứng đau tai, chảy mủ

Nguyên dân dẫn đến bệnh viêm tai giữa ở trẻ em

Nguyên nhân dẫn đến bệnh này là do vòi nhĩ bị sưng hoặc bị chặn bởi một chất lỏng nào đó. Trẻ em nhất là độ tuổi từ 2 đến 4 tháng tuổi là đối tượng dễ bị bệnh viêm tai giữa nhất vì:

  • Các ống eustachian ở trẻ em ngắn và nằm ngang so với những người trưởng thành
  • Các ống này cũng hẹp hơn nên khả năng bị chặn do sưng mủ cũng cao hơn.
  • Các yếu tố khác làm tăng nguy cơ trẻ em bị viêm tai giữa như khói thuốc lá, cảm lạnh, cảm cúm. Trẻ bú bình, sử dụng núm vú giá, tiếp xúc với không khí ô nhiễm, di truyền…

Cách chẩn đoán bệnh viêm tai giữa ở trẻ em

Đây là việc làm được thực hiện bởi đội ngũ y bác sĩ. Họ sẽ sử dụng một trong các phương pháp dưới đây để chẩn đoán bệnh cho bé. Sau đó xác định nguyên nhân và đưa ra cách chữa bệnh viêm tai giữa ở trẻ em để tránh tình trạng nặng hơn.

  • Soi tai: kiểm tra xem tai giữa có chất dịch nhầy hay sưng tấy hay không?
  • Đo áp suất không khí bên trong tai giữa trẻ để xác định đối với trường hợp màng nhĩ bị vỡ.
  • Kiểm tra thính giác và thử nghiệm sự phản xạ của bé.
  • Sau khi đã được chuẩn đoán, bác sĩ sẽ kê toa thuốc và bố mẹ chỉ cần tuân thủ là bé yêu sẽ nhanh chóng khỏi bệnh.
Các bác sĩ thường kiểm tra tai bé để xác định bé có bị viêm tai giữa hay không?
Các bác sĩ thường kiểm tra tai bé để xác định bé có bị viêm tai giữa hay không?

Các cách chữa bệnh viêm tai giữa ở trẻ em hiệu quả và an toàn

Chữa bệnh viêm tai giữa ở trẻ em theo cách tự nhiên

Từ xa xưa, ông bà cha ta thường lưu truyền một số cách chữa bệnh viêm tai giữa ở trẻ em theo tự nhiên. Qua đó mẹ có thể áp dụng một trong những cách này để giúp bé nhanh chóng khỏi bệnh.

  • Bắt vài con ốc nhồi rồi rửa sạch, sau đó cậy miệng chúng ra và cho một ít băng phiến vào. Từ miệng ốc sẽ tiết ra dịch nhầy và bạn hãy nhỏ nước đó vào tai giữa bé mỗi ngày 3 lần. Sau vài ngày, tình trạng viêm tai giữa ở trẻ sẽ được cải thiện rõ rệt.
  • Giã nhuyễn quả xoan rồi sử dụng miếng gạc bọc lại. Sau đó nhét vào lỗ tai của bé đang bị đau và nhớ ngày thay thuốc 1 lần.
  • Gĩa nát lá bưởi rồi chắt lấy phần nước và nhỏ vào tai của bé. Mỗi ngày nhỏ 2 lần và mỗi lần vài giọt thì chỉ sau vài ngày tình trạng đau tai của bé sẽ thuyên giảm.

Chữa bệnh viêm tai giữa ở trẻ em theo điều trị y tế

Viêm tai giữa ở trẻ thường tự khỏi trong vòng 3 ngày nên hầu hết các bác sĩ thường lựa chọn cách chờ đợi một thời gian. Trường hợp mủ vẫn tích tụ trong tai và trẻ vẫn còn cảm thấy đau tai thì sẽ kê toa thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh với liều lượng thích hợp.

Thời gian sử dụng thuốc kháng sinh không quá 7 ngày để đảm bảo không gây ra tác dụng phụ. Đồng thời giúp diệt vi khuẩn, virus bên trong tai bé và bé sẽ cảm thấy thoải mái hơn. Đối với trường hợp trẻ bị viêm tai giữa tái phát thì các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp phẫu thuật tai.

Bác sĩ sẽ kê toa thuốc khi điều trị bệnh viêm tai giữa ở trẻ
Bác sĩ sẽ kê toa thuốc khi điều trị bệnh viêm tai giữa ở trẻ

Mục đích chính của phương pháp sẽ giúp mủ chảy ra từ tai giữa và tránh sự tích tụ gây ra cảm giác khó chịu cho bé. Qua đó, khi nghi ngờ bé yêu bị viêm tai giữa, cha mẹ nên đưa bé tới bác sĩ chuyên khoa tai mũi để được thăm khám. Tuyệt đối không tự ý chẩn đoán và cho bé uống thuốc sẽ khiến bệnh của bé nặng hơn.

Một số lưu ý khi điều trị bệnh viêm tai giữa ở trẻ:

  • Luôn vệ sinh tay chân cho bé và đồ chơi để giảm nguy cơ nhiễm trùng
  • Tuyệt đối không cho bé tiếp xúc với môi trường có khói thuốc lá
  • Nếu dịch mủ từ tai chảy ra thì cha mẹ nên vệ sinh sạch bằng tăm bông
  • Đối với trẻ sơ sinh nên cho bé bú sữa mẹ để tăng sức đề kháng.

Trên đây đã chia sẻ những cách chữa bệnh viêm tai giữa ở trẻ em an toàn. Qua đó, hy vọng những thông tin trên đã giúp mẹ hiểu rõ hơn về bệnh này và có cách chăm sóc bé hiệu quả hơn.

Damilama - Đá Muối Himalaya

DamiLama Chuyên Viết, Chia Sẻ Các Kiến Thức Về Sức Khỏe. Đặc Biệt Có Niềm Yêu Thích Đối Với Đá Muối Himalaya. Chia Sẻ Tất Cả Về Những Công Dụng - Tác Dụng Của Đèn Đá Muối Himalaya, Có Thể Giúp Được Mọi Người Bảo Vệ Sức Khỏe, Nâng Cao Sức Khỏe Được Tốt Hơn.

Related Articles

Trả lời

Back to top button
Close
Close
Call Now Button