Bệnh Ở Trẻ Em

Những điều cần biết về bệnh tưa lưỡi ở trẻ em

Bệnh tưa lưỡi ở trẻ em là một căn bệnh phổ biến ở tuổi sơ sinh và những em bé trong giai đoạn tập đi. Bệnh tưa lưỡi tuy không phải căn bệnh nguy hiểm nhưng nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé như làm bé khó chịu, khó ăn uống, bú…sau đây là những thông tin cần biết về bệnh tưa lưỡi ở trẻ em được chúng tôi tập hợp lại nhằm giúp cho các mẹ chăm sóc bé được đúng cách đặc biệt là với những mẹ mới tập đầu.

Xem thêm: Bệnh ghẻ ở trẻ em và 3 cách điều trị dứt điểm bệnh hiệu quả

  1. Bệnh tưa lưỡi ở trẻ là gì?

Đó là khi mắc bệnh bé sẽ có các biểu hiện xuất hiện các mảng nhầy màu trắng hoặc vàng ở trong má, vòm họng, nướu, trên môi và lưỡi. Nó còn có thể lan xuống họng, amidan hay thực quản.

Biểu hiện của bệnh tưa lưỡi
Biểu hiện của bệnh tưa lưỡi
  1. Nguyên nhân gây bệnh tưa lưỡi ở trẻ

  • Do nấm: Nấm điển hình là Candida thường có trong miệng và trên niêm mạc miêng của mọi người. Khi tỷ lệ nấm men vượt mức bình thường, nó có thể lan tới các mô và gây ra các bệnh về tưa miệng ở bé.
  • Thuốc kháng sinh: Có một nhóm thuốc có thể gây mất cân bằng vi khuẩn trong cơ thể của trẻ, dẫn đến sự phát triển quá mức của nấm men. Một số loại thuốc có thể gây bệnh tưa miệng ở trẻ là thuốc kháng sinh và corticosteroid.
  • Những thói quen không vệ sinh: Trẻ không biết cách chải răng có thể dễ dàng bị nhiễm trùng bởi nấm men phát triển quá mức. Các thói quen ăn uống không vệ sinh làm tăng nguy cơ mắc bệnh tưa miệng.
  • Hệ miễn dịch yếu: Hệ miễn dịch yếu sẽ không thể chống lại sự phát triển quá mức của nấm men. Kết quả, nấm men phát triển sẽ lan đến các phần khác nhau của cơ thể như miệng và da.
  1. Dấu hiệu của bệnh tưa lưỡi

Bệnh tưa lưỡi có thể phát hiện qua các dấu hiệu sau: xuất hiện các mảng trắng bên trong miệng nhưng lau không sạch, sưng miệng, đau miệng và gặp khó khăn trong khi nuốt thức ăn khiến bé chán ăn, bỏ bú.

  1. Điều trị bệnh tưa lưỡi ở trẻ

Vệ sinh răng miệng hằng ngày giúp bé nhanh khỏi bệnh tưa lưỡi
Vệ sinh răng miệng hằng ngày giúp bé nhanh khỏi bệnh tưa lưỡi

Nếu bé nhẹ bạn có thể áp dụng các biện pháp nhân gian lành tính như:

  • Dùng rau ngót: Lấy một nắm rau ngót, rửa sạch, sau đó tráng bằng nước sôi để nguội. Dùng cối giã nhỏ rau ngót lấy nước, sau đó dùng khăn thấm và lau lưỡi cho bé.
  • Nước trà xanh: lấy một nắm là chè xanh rửa sạch và đun sôi (lưu ý cho vài hạt muối). Dùng khăn thấm vào nước trà xanh sau khi đã để nguội để lau lưỡi cho bé (phương pháp này chỉ phù hợp với trẻ ngoài 6 tháng tuổi).
  • Nước muối: Sử dụng nước muối sinh lý chữa tưa lưỡi cho hiệu quả cao. Nước muối sinh lý 0.1% không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ ở bất kỳ độ tuổi nào.
Nước trà xanh giúp điều trị bệnh tưa lưỡi ở trẻ trên 6 tháng tuổi
Nước trà xanh giúp điều trị bệnh tưa lưỡi ở trẻ trên 6 tháng tuổi

Bình thường, các mảng trắng sẽ hết trong khoảng 3 – 4 ngày. Tuy nhiên, nếu tình trạng bệnh kéo dài và áp dụng những cách trên nhưng bé không hết hãy đưa trẻ đến khám bác sỹ để có phương pháp điều trị kịp thời và hiệu quả. Để ngăn chặn sự phát triển quá mức của nấm, bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng nấm cho bé hoặc kem chống nấm.

  1. Một số biến chứng nguy hiểm do bệnh tưa lưỡi gây ra

Nếu tưa lưỡi để lâu không điều trị có thể gây các biến chứng nguy hiểm như: viêm màng não, viêm thực quản, bệnh về tim như viêm nội tâm mạc, viêm khớp, bệnh về mắt như viêm nội nhãn.

  1. Chăm sóc trẻ khi bị tưa lưỡi

Khi trẻ bị tưa lưỡi mẹ chú ý vệ sinh răng miệng bé hằng ngày, tránh cho trẻ ăm những thức ăn như: nấm, trứng, hải sản, những thức lên men, đồ uống có caffeine như trà, cà phê hoặc chocolate nóng, các loại thịt như thịt bò, thịt lợn, xúc xích, thực phẩm chứa hàm lượng chất bảo quản và chất phụ gia cao

  1. Cách phòng ngừa bệnh tưa lưỡi ở trẻ

Để phòng bệnh tưa lưỡi cho trẻ có hiệu quả nhất mẹ nên chú ý một số điều sau

  • Thường xuyên tắm rửa bé hằng ngày và vệ sinh răng miệng cho trẻ bằng nước ấm hoặc nước muối sinh lý. Với những trẻ chưa có răng mẹ có thể dùng gạc hoặc dụng cụ rơ lưỡi có bán sẵn. Với bé có răng mẹ nên sử dụng bàn chải đánh răng dạng mềm như silicon để vệ sinh cho bé một cách nhẹ nhàng nhất.
  • Với bé sơ sinh khi trẻ sơ sinh bú xong bạn nên vệ sinh miệng cho bé.Bạn hạn chế không để cho trẻ sơ sinh ngậm sữa trong miệng quá lâu .
  • Với những bé uống sữa công thức bạn có thể cho trẻ uống một muổng nước sau khi bú để tráng miệng làm sạch
Nước muối sinh lý hỗ trợ phòng và điều trị bệnh tưa lưỡi hiệu quả
Nước muối sinh lý hỗ trợ phòng và điều trị bệnh tưa lưỡi hiệu quả

Nuôi con là một quá trình vất vả nhưng đong đầy hạnh phúc, với những kiến thức được chúng tôi tổng hợp hi vọng giúp bạn có thêm nhiều thông tin bổ ích để chăm bé được tốt nhất

Damilama - Đá Muối Himalaya

DamiLama Chuyên Viết, Chia Sẻ Các Kiến Thức Về Sức Khỏe. Đặc Biệt Có Niềm Yêu Thích Đối Với Đá Muối Himalaya. Chia Sẻ Tất Cả Về Những Công Dụng - Tác Dụng Của Đèn Đá Muối Himalaya, Có Thể Giúp Được Mọi Người Bảo Vệ Sức Khỏe, Nâng Cao Sức Khỏe Được Tốt Hơn.

Related Articles

Trả lời

Back to top button
Close
Close
Call Now Button