Bệnh sởi ở trẻ em và 3 cách điều trị hiệu quả nhất
Sởi là một trong những bệnh được cảnh báo rất nguy hiểm và dễ gây biến chứng ở trẻ em. Mặc dù là bệnh phát ngoài da và dễ nhận biết nhưng một số cha mẹ vì thiếu hiểu biết làm cho bệnh trở nên trầm trọng hơn. Bài viết này để các bậc phụ huynh có thêm kinh nghiệm chúng tôi sẽ chia sẻ thông tin về bệnh sởi ở trẻ em và 3 cách điều trị hiệu quả nhất.
Xem thêm: Nguyên nhân gây bệnh chàm sữa ở trẻ em và 4 cách khắc phục

Tại sao bệnh sởi ở trẻ em rất nguy hiểm?
Sởi được chúng ta biết đến là một bệnh truyền nhiễm cấp tính ở trẻ em tuy ít gây tử vong nhưng lại gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Triệu chứng của sởi ngay khi mắc phải chủ yếu là sốt, ho, chảy mũi, mắt đỏ. Dễ phát hiện hơn là trên cơ thể trẻ sẽ bắt đầu nổi lên các đốm đỏ, ngày càng nhiều hơn ở hầu hết các vùng da.
Trẻ em từ 1 đến 4 tuổi là nhóm đối tượng dễ mắc bệnh sởi nhất bởi nhiều nguyên nhân. Trong đó nguyên nhân chính là do bị lây nhiễm trực tiếp hoặc gián tiếp từ người đã mắc bệnh sởi. Thậm chí khi sờ hay nói chuyện với bệnh nhân sởi cũng dễ bị lây do hệ miễn dịch của trẻ đang còn rất yếu.
Một số biến chứng gây nguy hiểm ở trẻ mắc bệnh sởi là viêm tai giữa, viêm phối, nguy hiểm hơn nữa là có thể gây viêm não sau sởi.

3 cách điều trị sởi ở trẻ hiệu quả nhất mà cha mẹ nên biết
-
Tắm rửa cho trẻ đúng cách
Một số phụ huynh có quan niệm khi con bị sởi nên kiêng nước, đó là một quan niệm hoàn toàn sai lầm.
Khi bị sởi, cha mẹ vẫn nên tắm rửa sạch sẽ cho trẻ để giữ vệ sinh đúng cách.
Thực tế, mẹ chỉ nên chú ý dùng nguồn nước sạch tắm cho con, tốt nhất là nước sôi để nguội để tránh vi khuẩn làm da bé viêm nặng hơn. Ngoài ra mẹ cũng có thể đun nước lá lành tính như trà xanh, kinh giới để tắm cho bé. Nên nhớ rửa sạch các loại lá trước khi dùng nấu.
-
Điều trị hỗ trợ bằng một số biện pháp phù hợp
Thường khi bị sởi, trẻ sẽ xuất hiện các dấu hiệu sốt, những lúc này mẹ nên thường xuyên theo dõi nhiệt độ cơ thể của bé để hạ sốt kịp thời. Nếu sốt nhẹ mẹ có thể chườm khăn ấm cho trẻ, sốt nặng thì có thể dùng thuốc hạ sốt nhưng không nên quá lạm dụng.
Bên cạnh đó khi sốt cơ thể trẻ thường bị mất nước và cần bổ sung nước. Cách tốt nhất để cha mẹ bù nước cho trẻ là bổ sung nước hoặc nước điện giải qua đường uống. Trường hợp nặng hơn nếu bé quá suy nhược, rối loạn điện giải hay nôn nhiều thì có thể phải truyền dịch theo chỉ định của bác sĩ.
Chú ý giữ vệ sinh mắt, mũi, họng trong suốt thời gian mắc bệnh sởi và bổ sung thêm chế độ dinh dưỡng cho trẻ hàng ngày để tránh tính trạng mất sức hay suy kiệt.

-
Đưa bé đến bác sĩ thăm khám để được tư vấn điều trị phù hợp
Thực tế nếu thiếu kinh nghiệm và không biết nhiều về cách chăm sóc trẻ, ba mẹ nên đưa bé đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám ngay khi có dấu hiệu bị sởi.
Mọi phương pháp điều trị chỉ thực sự mang lại hiệu quả khi đã nắm rõ các nguyên nhân và giai đoạn của bệnh.
Phụ huynh tuyệt đối không được tự ý sử dụng kháng sinh hay thuốc bôi không theo chỉ định của bác sĩ. Lý do là vì các biện pháp này vô tình sẽ làm hại đến bé và làm sởi nhanh chóng biến chứng nguy hiểm hơn.

Làm thế nào để phòng ngừa sởi ở trẻ?
Thay vì tìm cách điều trị bệnh sởi, cha mẹ cũng nên học cách làm thế nào để có thể phòng ngừa bệnh sởi ở trẻ hiệu quả. Bởi quan điểm y học từ trước đến nay luôn là phòng bệnh hơn chữa bệnh.
Đầu tiên, cách tốt nhất là cha mẹ nên đưa bé đi chích phòng sởi đúng thời điểm để cơ thể có khả năng kháng lại căn bệnh nguy hiểm này. Thông thường trẻ em sẽ được tiêm mũi sởi thứ nhất vào giai đoạn 9 đến 11 tháng, mũi 2 là khoảng 18 tháng ở trạm y tế. Tiêm sau thời gian này cũng có thể làm suy giảm tác dụng của vắc xin.
Thêm vào đó để phòng sởi, mẹ cũng nên nhớ thường xuyên làm vệ sinh cơ thể trẻ, kể cả nơi trẻ chơi và ngủ. Hạn chế đưa các bé đến chỗ đông người để không bị lây sởi từ người khác. Cuối cùng, phải tuyệt đối không để còn tiếp xúc với người đang bị bệnh sởi.
Các chia sẻ về bệnh sởi và cách điều trị trên chắc hẳn sẽ giúp cha mẹ biết làm thế nào để phòng ngừa sởi ở trẻ hoặc điều trị đúng cách nếu trẻ lỡ mắc phải sởi.
Chúc bé nhà bạn luôn khỏe mạnh!