Bệnh Ở Trẻ Em

Bệnh lác mắt ở trẻ em, 6 điều cần làm khi chăm sóc và điều trị cho trẻ

Bệnh lác hay lé mắt là bệnh phổ biến, nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh lác có thể chữa khỏi. Ngược lại, nếu để quá muộn bệnh lác có thể ảnh hưởng nặng tới thị lực của trẻ. Vậy bệnh lác mắt ở trẻ em có thực sự nguy hiểm? Cách chăm sóc và điều trị như thế nào? Chúng ta cùng tìm câu trả lời dưới đây nhé!

Xem thêm: Bệnh lác đồng tiền ở trẻ em và 6 cách trị lác đồng tiền tại nhà

  1. Bệnh mắt lác là gì?

Bệnh lác hay lé mắt là bệnh phổ biến
Bệnh lác hay lé mắt là bệnh phổ biến 

Lác mắt là bệnh về mắt xảy ra khi mất cân bằng giữa các cơ quan ngoại nhãn dẫn đến suy giảm thị lực. Khi tập trung nhìn thẳng vào một vật, 2 mắt không đều nhau mà phần con ngươi bị lệch lên trên (lác trên), xuống dưới (lác dưới), vào trong (lác trong), ra ngoài (lác ngoài). Lác làm cản trở tầm nhìn, khả năng định vị và đôi khi là mất thị giác ở cả 2 mắt.

  • Lác trong

Lác trong do điều tiết là loại lác trong hay gặp nhất, xảy ra ở trẻ em, thường là 2 tuổi hoặc hơn. Với loại lác này, khi trẻ tập trung 2 mắt để nhìn rõ vật thì 2 mắt sẽ nhìn vào trong. Sự di chuyển hướng nhìn này có thể xảy ra khi tập trung nhìn vật ở khoảng cách xa, ở gần, hoặc cả hai.

  • Lác ngoài

Lác ngoài tức là mắt nhìn ra ngoài, là một dạng khác của lác. Nó hay xuất hiện khi trẻ tập trung nhìn vật ở xa. Lác ngoài có thể xảy ra chỉ xảy ra theo thời gian, đặc biệt khi trẻ đang mơ màng, yếu hay mệt mỏi. Bố mẹ thường quan sát thấy các con liếc mắt một bên khi nhìn vật dưới ánh sáng mặt trời.

  • Một số hình thái lác đặc biệt

Biểu hiện của bệnh lác mắt
Biểu hiện của bệnh lác mắt
  • Hội chứng Duane: mắt lác vào trong hoặc ra ngoài, khe mi hẹp lại khi mắt đưa vào trong, vận nhãn hạn chế vào trong hoặc ra ngoài.
  • Hội chứng Brown: mắt hạn chế đưa vào và lên trên, vận nhãn các hướng khác bình thường, mắt không lác hoặc lác xuống dưới. Hội chứng này có thể bẩm sinh hoặc mắc phải, do tổn hại cơ chéo lớn hoặc ròng rọc cơ.
  • Hội chứng Mobius: lác trong do liệt các dây thần kinh VI, VII. Lác trong với độ lác lớn, hai mắt không liếc được ra ngoài, kèm theo teo đầu lưỡi (liệt dây thần kinh XII).
  • Liệt hai cơ đưa mắt lên: mắt bị liệt thường lác dưới và không liếc được theo các hướng lên trên.
  • Liệt cơ chéo lớn bẩm sinh: mắt liệt lác lên trên, kèm theo tư thế lệch đầu về bên mắt lành và cằm hạ xuống.
  • Hội chứng chữ cái (A hoặc V): trong hội chứng chữ A, ở mắt lác trong thì độ lác tăng khi mắt nhìn lên và giảm khi mắt nhìn xuống, ở mắt lác ngoài thì độ lác tăng khi mắt nhìn xuống và giảm khi mắt nhìn lên. Hội chứng chữ V ngược lại với hội chứng chữ A.
  1. Nguyên nhân gây lác, lé ở mắt

Theo thống kê, có 40% bệnh lác mắt do bẩm sinh, 40% do tật khúc xạ (cận thị hoặc viễn thị) và 20% do các bệnh lý khác. Đối tượng mắc bệnh lác nhiều nhất là ở trẻ em và trẻ sơ sinh, có thể do yếu tố di truyền.

  1. Triệu chứng đặc trưng của bệnh lé mắt

  • Trẻ thường xuyên bị mỏi mắt, khả năng tập trung của con kém.
  • Đi lại hay vấp té, hậu đậu và làm việc không được chính xác.
  • Bên mắt lé thường sẽ mờ hơn bên không lé.
  1. 6 điều cần làm khi chăm sóc và điều trị cho trẻ khi bị lác mắt

Nên cho trẻ đi thăm khám sớm để có hướng điều trị hiệu quả
Nên cho trẻ đi thăm khám sớm để có hướng điều trị hiệu quả

Tùy theo từng trường hợp lé, sẽ áp dụng một hoặc kết hợp các phương pháp sau:

  • Tập cho trẻ liếc sang hướng ngược chiều lé, tập nhìn vào một điểm cố định bằng cách đặt đồ vật xung quanh bé
  • Đeo kính khi lé do quy tụ điều tiết hay kèm tật khúc xạ.
  • Che mắt tốt lại trong một thời gian để bắt mắt “lười” hoạt động. Cách chữa này chỉ hữu hiệu khi trẻ dưới 7 tuổi, sau tuổi này rất khó trị vì mắt “lười” đã quen không chịu làm việc nữa.
  • Cho trẻ bị cận thị hay viễn thị đeo kính. Kết quả điều trị sẽ rất tốt nếu được chữa sớm (lý tưởng là dưới 5 tuổi). Mục đích là làm tăng thị lực cho mắt bị lác và để trẻ phải sử dụng hai mắt cùng lúc.
  • Đa số trẻ khi được chữa phối hợp bịt mắt tốt và cho đeo kính có thể trị khỏi lác trong vòng 6 tháng đến 2 năm.
  • Phẫu thuật: áp dụng khi các phương pháp nội khoa không hiệu quả hoặc trẻ bị lác do bất thường của cơ, thần kinh.

Nên làm gì để phòng tránh và điều trị tật lác mắt?

  • Đi khám mắt đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của mắt
  • Đeo miếng che mắt hoặc đeo kính được bác sĩ chỉ định
  • Cân đối thời gian cho mắt làm việc và nghỉ ngơi
  • Không nhìn lệch, không nhìn sát mắt vào màn hình máy tính, điện thoại…
  • Sau điều trị vẫn phải giúp trẻ thường xuyên luyện tập mắt để lập lại hoạt động cân bằng của các cơ mắt.

Với những thông tin chia sẻ trên về bệnh mắt lé cũng như các thông tin liên quan khác trên đây hy vọng sẽ giúp mọi người bị mắt lé cải thiện tốt hơn về đôi mắt của mình về chức năng thị lực, thẩm mỹ cũng như biết cách chăm sóc và điều trị một cách tốt nhất cho chính các con yêu của mình.

Damilama - Đá Muối Himalaya

DamiLama Chuyên Viết, Chia Sẻ Các Kiến Thức Về Sức Khỏe. Đặc Biệt Có Niềm Yêu Thích Đối Với Đá Muối Himalaya. Chia Sẻ Tất Cả Về Những Công Dụng - Tác Dụng Của Đèn Đá Muối Himalaya, Có Thể Giúp Được Mọi Người Bảo Vệ Sức Khỏe, Nâng Cao Sức Khỏe Được Tốt Hơn.

Related Articles

Trả lời

Back to top button
Close
Close
Call Now Button