Bệnh Ở Trẻ Em

7 nguyên nhân phổ biến dẫn đến bệnh đau chân ở trẻ em

Khi trẻ bị đau chân cha mẹ không nên chủ quan nghĩ rằng vấn đề nhỏ. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến trẻ bị đau chân có thể là do trẻ vận động nhiều, mang dép chật, tăng trưởng sinh lý và cũng có thể là bệnh lý. Để biết chính xác nguyên nhân gây đau ở trre là gì thì cha mẹ cần theo dõi kỹ ở trẻ. Để hiểu biết hơn về chứng bệnh này các bạn có thế tham khảo những kiến trức trong 8 điều nên làm để xác định nguyên nhân gây bệnh đau chân ở trẻ em nhé.

Xem thêm: Bệnh thiếu máu ở trẻ em và 5 cách phòng ngừa hiệu quả nhất

Xác định 7 nguyên nhân gây đau chân ở trẻ em

  1. Đau chân do tăng trưởng

Trẻ trong thời kỳ tăng trưởng hệ xương phát triển nhanh, các dưỡng chất không đủ cung cấp cũng khiến trẻ bị đau chân. Đồng thời các cơ bị kéo dãn khi hệ xương phát triển cũng khiến trẻ bị đau.

Trẻ đau chân do tăng trưởng là nguyên nhân thường gặp nhất
Trẻ đau chân do tăng trưởng là nguyên nhân thường gặp nhất  
  1. Đau chân do bệnh Sever

Khi nghe trẻ thông báo bị đau chân cha mẹ nên tìm hiểu xem vị trí đau chân của trẻ ở đâu. Việc xác định đúng những chỗ đau của trẻ sẽ giúp bạn biết cơn đau xuất phát từ phần nào của chân và tìm được những nguyên nhân gây đau.

Nếu trẻ đau ở gót chân, có lẽ trẻ mắc bệnh Sever, còn gọi là “gót chân đau” hay gót chân nhi khoa, có nguyên nhân từ sự rối loạn trong đĩa tăng trưởng ở bàn chân, và thường xảy ra ở trẻ hay vận động và tham gia chơi các môn thể thao, nhất là trong giai đoạn trước tuổi dậy thì.

Việc vận động nhiều cũng dẫn đến đau chân ở trẻ
Việc vận động nhiều cũng dẫn đến đau chân ở trẻ
  1. Do trẻ vận động nhiều hoặc bị va chạm

Khi vận động nhiều các cơ chân của bé giãn ra cũng là nguyên nhân gây đau chân ở trê hay gặp

Trẻ đau chân có thể do bị va chạm, vấp ngã, bị thương bong gân, căng, giập hoặc gãy xương và gây đau. Bạn nên kiểm tra trước và đưa trẻ đến bác sĩ hoặc đến phòng cấp cứu nếu trẻ kêu đau sau khi bị chấn thương hoặc đau bàn chân một cách đột ngột.

  1. Đau chân do bị nấm

Con bạn có thể kêu ngứa dữ dội ỡ kẽ các ngón chân, da bàn chân có thể đóng vảy, bong tróc hoặc khô, đồng thời trẻ có cảm giác bỏng rát hoặc khó chịu. Đây là những triệu chứng của bệnh nấm da chân. Bệnh này do một loại nấm lây nhiễm vào chân khi trẻ đi bơi, khi tập gym, trong phòng thay đồ, hoặc dùng tất hay quần áo nhiễm nấm.

Nấm da chân là một bệnh về da gây khó chịu và sẽ nặng thêm nếu không được chữa trị đúng cách. Bạn nên đưa trẻ đi khám. Bác sĩ có thể chỉ định các loại bột, thuốc mỡ và kem chứa dược chất không cần kê toa.

  1. Do mang giày chật

Một số trẻ em bị đau chân do đi giày thể thao không thích hợp hoặc quá chật. Vì thế mẹ nên kiểm tra bên trong giày xem có những mảnh sắc nhọn nào có thể cọ vào bàn chân của trẻ không.  Thông thường giày không vừa cỡ chân trẻ còn gây ra các vết thương bên ngoài như phồng rộp và trầy da.

Bạn nên kiểm tra và đo giày cho bé, có thể mua thêm miếng lót chân tạo sự thoải mái hơn cho trẻ. Miếng lót giày giúp nâng gót chân và giảm các chứng đau bàn chân cơ bản như đau và cứng.

Mang giày quá chật ảnh hưởng đến cơ và xương chân của trẻ
Mang giày quá chật ảnh hưởng đến cơ và xương chân của trẻ
  1. Đau chân do bị bị bệnh móng quặp

Quặp móng là tình trạng biến dạng ngón chân cái thường là do cử động nhiều ở vùng cung bàn chân và có dạng như một cục u nhô ra ở bên cạnh bàn chân. Quan sát ngón chân cái xem có hiện tượng viêm đỏ hoặc trầy da xung quanh không, đồng thời xem xét chỗ móng chân bị bó chặt và quặp vào da, bạn là đưa trẻ đến bác sĩ để điều trị.

  1. Đau chân do chứng bàn chân bẹt

Nếu trẻ kêu đau cả bàn chân, mắt cá và bắp chân, có lẽ trẻ có bàn chân bẹt. Bàn chân bẹt là một tật di truyền có thể dẫn đến các triệu chứng khác như: đau, chuột rút và nhức ở bàn chân, chân và đầu gối, đi khập khiễng hoặc vụng về, khó tìm được đôi giày thoải mái, Không đủ năng lượng để tham gia các hoạt động thể chất đòi hỏi phải chạy.

Chứng bẹt chân ở trẻ
Chứng bẹt chân ở trẻ

Những điều cha mẹ nên làm khi trẻ bị đau chân

  • Xoa bóp chân, mát xa chân khi cơn đau nhức xuất hiện.
  • Dạy trẻ thực hiện các bài tập căng cơ.
  • Đặt một miếng vải ấm lên bắp chân để thư giãn. Lưu ý, không để nóng quá kẻo bị bỏng da, không nên áp dụng qua đêm trong khi ngủ.

Nếu trẻ kêu đau liên tục, đau quá mức, bố mẹ có thể cho trẻ uống các loại thuốc giảm đau có chứa acetaminophen hoặc ibuprofen. Tuyệt đối không cho trẻ nhỏ uống aspirin.

Với những kiến thức tổng hợp từ bài viết trên chúng tôi hi vọng giúp cha mẹ bổ sung được những kiến thức cần thiết để chăm sóc và phát hiện kịp thời những bệnh lý ở trẻ để có hướng điều trị hiệu quả nhất.

Damilama - Đá Muối Himalaya

DamiLama Chuyên Viết, Chia Sẻ Các Kiến Thức Về Sức Khỏe. Đặc Biệt Có Niềm Yêu Thích Đối Với Đá Muối Himalaya. Chia Sẻ Tất Cả Về Những Công Dụng - Tác Dụng Của Đèn Đá Muối Himalaya, Có Thể Giúp Được Mọi Người Bảo Vệ Sức Khỏe, Nâng Cao Sức Khỏe Được Tốt Hơn.

Related Articles

Trả lời

Back to top button
Close
Close
Call Now Button