Bệnh Ở Trẻ Em

3 biểu hiện bệnh chậm phát triển ở trẻ em phổ biến nhất

Làm cha mẹ, ai cũng mong muốn con mình thông minh, nhanh nhẹn và phát triển bình thường như những đứa trẻ khác. Thế nhưng không ít trẻ ngay từ nhỏ lại xuất hiện các dấu hiệu chậm phát triển về một mặt nào đó. Vậy hiện nay cha mẹ đã biết đến 3 biểu hiện bệnh chậm phát triển ở trẻ em phổ biến nhất hay chưa? Cùng chúng tôi tìm hiểu các dấu hiệu và cách hỗ trợ điều trị nhé.

Xem thêm: Bệnh chậm nói ở trẻ em và 4 phương pháp can thiệp hỗ trợ kịp thời

Bạn đã biết về 3 biểu hiện bệnh chậm phát triển ở trẻ em phổ biến nhất hay chưa?
Bạn đã biết về 3 biểu hiện bệnh chậm phát triển ở trẻ em phổ biến nhất hay chưa?

Nguyên nhân dẫn đến bệnh chậm phát triển ở trẻ em

Theo nghiên cứu từ y học, có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh chậm phát triển ở trẻ em, điển hình là:

  • Yếu tố di truyền bao gồm gen từ cha mẹ hoặc biến dị ở não bộ, hệ thần kinh hay chức năng các giác quan của trẻ.
  • Ảnh hưởng khi ở trong bào thai: Có thể liên quan đến các bệnh lý mẹ gặp khi mang thai ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển não bộ của trẻ.
  • Yếu tố môi trường tác động: Các yếu tố từ ngoài môi trường như trẻ thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại, khói bụi ô nhiễm cũng làm trẻ chậm phát triển.
  • Cách nuôi dạy con từ cha mẹ: Một số trường hợp cha mẹ không quan tâm đến con trẻ cũng làm ảnh hưởng đến quá trình hình thành ngôn ngữ và hành vi.
  • Chế độ dinh dưỡng: Trẻ thiếu các dưỡng chất, khoáng chất và vitamin cũng làm chậm quá trình phát triển não bộ dẫn đến chậm phát triển trí tuệ.

3 biểu hiện phổ biến giúp cha mẹ nhận biết bệnh chậm phát triển ở trẻ

  1. Chậm phát triển ngôn ngữ

Biểu hiện rõ ràng nhất của bệnh chậm phát triển ở trẻ là trẻ chậm phát triển về ngôn ngữ, cụ thể là chậm nói.

Thường từ 12 tháng tuổi đến 18 tháng tuổi là giai đoạn trẻ bắt đầu hình thành ngôn ngữ nhanh và bắt đầu bập bẹ tập nói. Sau 2 tuổi trẻ đã có thể nói từ ghép và nhiều câu đơn đơn giản, có nghĩa. Nếu ở các thời điểm này, con bạn không phát triển được ngôn từ và chỉ nói được từ đơn thì trẻ có thể mắc bệnh chậm phát triển.

Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ thường sẽ thích dùng hành động để biểu thị suy nghĩ của mình và hạn chế dùng âm thanh. Đây cũng có thể là dấu hiệu của bệnh tự kỷ. Lúc này cha mẹ hãy đưa con đến bác sĩ chuyên khoa để chẩn đoán các chức năng về thính giác.

Mọi dấu hiệu bất thường sau khi kiểm tra sẽ được bác sĩ đưa ra hướng điều trị phù hợp và kịp thời.

Nên đưa con đến bác sĩ để chẩn đoán sớm các biểu hiện chậm phát triển
Nên đưa con đến bác sĩ để chẩn đoán sớm các biểu hiện chậm phát triển
  1. Chậm phát triển hành vi

Bên cạnh chậm hình thành ngôn ngữ, trẻ chậm phát triển cũng thường biểu hiện ở việc hạn chế các vận động, hành vi.

Về vận động, trẻ ở giai đoạn 7 đến 8 tháng tuổi hầu hết đều biết bò, vịn đứng, 1 tuổi hoặc hơn vài tháng là chập chững đi. Thế nhưng con bạn ở thời điểm này chưa thể ngồi thì có thể đã chậm phát triển các vận động cơ thể.

Về hành vi, trẻ chia thành 2 nhóm là tăng động hoặc tự kỷ. Cả 2 nhóm biểu hiện này đều khiến trẻ bị rối loạn các hành vi.

Khi tăng động, trẻ thường vận động không ngừng dẫn đến các tai nạn té ngã nguy hiểm. Hơn thế, trẻ có thể xuất hiện biểu hiện cáu gắt khi chơi.

Khác với tăng động, trẻ có xu hướng tự kỷ thường có biểu hiện thu mình, không muốn giao tiếp với người khác. Trẻ cũng thường có hành vi chống lại cha mẹ, mất tập trung hoặc đập, ném đồ đạc khi tức giận.

Nếu trẻ có dấu hiệu chậm phát triển hành vi, cha mẹ hãy giành nhiều thời gian để gần gũi và giao tiếp với trẻ. Tạo điều kiện cho con tham gia các hoạt động cùng bạn bè đồng trang lứa.

Với các trường hợp không thể can thiệp và tự khắc phục được, hãy đưa trẻ gặp bác sĩ tâm lý để có biện pháp hỗ trợ điều trị phù hợp hơn.

Hòa nhập với môi trường tập thể là cách để kích thích bé phát triển
Hòa nhập với môi trường tập thể là cách để kích thích bé phát triển
  1. Chậm phát triển trí tuệ

Chậm phát triển trí tuệ là biểu hiện nguy hiểm nhất của bệnh chậm phát triển ở trẻ em. Lúc này trẻ vừa đi kèm dấu hiệu chậm phát triển ngôn ngữ và cả hành vi.

Nếu con bạn có biểu hiện chậm tư duy, nhận thức về những thứ mới, luôn rơi vào trạng thái thụ động thì có thể bé đã bị chậm phát triển trí tuệ.

Các biểu hiện chậm phát triển trí tuệ đều cần sự can thiệp kịp thời từ các chuyên gia chăm sóc trẻ. Cha mẹ cũng có thể hỗ trợ khắc phục tình trạng cho con bằng cách quan tâm và gần trẻ nhiều hơn.

Hiệu quả hơn nữa, bạn nên bổ sung chế độ dinh dưỡng cho con ngay từ khi còn nhỏ bằng các thực phẩm giàu dinh dưỡng.

Trong đó, vitamin và khoáng chất là nhóm chất tốt nhất cho sự phát triển não bộ của trẻ. Đồng thời hạn chế tối đa cho trẻ ăn các món thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ, chất bèo và đồ uống có gas.

Cha mẹ nên quan tâm đến con và giành thời gian bên trẻ nhiều hơn
Cha mẹ nên quan tâm đến con và giành thời gian bên trẻ nhiều hơn

Nói tóm lại, bệnh chậm phát triển ở trẻ em có thể gây ra nhiều trở ngại cho tương lai trẻ sau này. Do đó, nếu có thể, cha mẹ hãy luôn quan tâm đến con để giúp trẻ hình thành ngôn từ, hành vi và trí tuệ một cách hoàn hảo nhất.

Damilama - Đá Muối Himalaya

DamiLama Chuyên Viết, Chia Sẻ Các Kiến Thức Về Sức Khỏe. Đặc Biệt Có Niềm Yêu Thích Đối Với Đá Muối Himalaya. Chia Sẻ Tất Cả Về Những Công Dụng - Tác Dụng Của Đèn Đá Muối Himalaya, Có Thể Giúp Được Mọi Người Bảo Vệ Sức Khỏe, Nâng Cao Sức Khỏe Được Tốt Hơn.

Related Articles

Trả lời

Back to top button
Close
Close
Call Now Button