Bệnh Ở Trẻ Em

Bệnh đái dầm ở trẻ em và 3 cách điều trị hiệu quả

Đái dầm là một vấn đề thường gặp ở trẻ em. Bàng quang của trẻ em nhỏ và kiểm soát việc đi tiểu còn chưa thực hiện được nên dẫn đến bé hay đái dầm. điều này sẽ gây nhiều phiền toái cho cha mẹ, làm thế nào để chữa bệnh đái dầm ở trẻ em là điều nhiều phụ huynh tiềm hiểu. Dưới đây là một số cách điều trị chứng đái dầm có hiệu quả mời các bạn tham khảo nhé.

Xem thêm: Thông tin cần biết về bệnh thấp tim ở trẻ em và top 5 cách phòng tránh bệnh

Đái dầm là hiện tượng bình thường hay gặp ở trẻ em
Đái dầm là hiện tượng bình thường hay gặp ở trẻ em  

Nguyên nhân trẻ đái dầm

Đái dầm là một việc hết sức bình thường ở trẻ nhỏ trước 7 tuổi điều này bởi có nhiều nguyên nhân:

  • Bàng quang nhỏ nên chỉ chứa được lượng nước tiểu ít vì thế bé thường xuyên đi tiểu
  • Bé chưa có khả năng kiểm soát bàng quang chậm trưởng thành khiến trẻ không nhận biết được, không bị đánh thức khi ngủ nếu bàng quang đã đầy.
  • Mất cân bằng hormone : cơ thể không sản xuất đủ các hormone (ADH) chống lợi tiểu để làm chậm sản xuất nước tiểu vào ban đêm
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Bệnh tiểu đường.
  • Khiếm khuyết trong hệ thống thần kinh hoặc hệ thống tiết niệu.
  • Di truyền nếu bố mẹ có xuất hiện đái dầm lúc còn nhỏ thì nhiều khả năng con cũng bị đái dầm.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đái dầm ở trẻ
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đái dầm ở trẻ

3 cách điều trị đái dầm ở trẻ có hiệu quả

  1. Thay đổi thói quen cho trẻ

Nếu trẻ trước 1 tuổi mẹ không nên si tè cho bé, tuy nhiên sau 1 tuổi hãy tập cho bé có thói quen dần để trẻ luyện khả năng tự kiểm soát việc đi tiểu tiện và tạo tính tự lập cho trẻ.

Cho trẻ uống ít nước trước khi ngủ và tập thói quen cho bé đi tiểu trước khi ngủ.

Cũng tránh ăn các loại thực phẩm cay, đồ uống có ga, đồ ăn thức uống nhiều đường, mật ong, các đồ uống và thực phẩm có chứa caffeine trong cả ngày, vì nó kích thích bàng quang.

Tạo thói quen trẻ có lịch trình ngủ đúng giờ, đúng giấc.

Nếu trẻ đang bị táo bón, hãy thay đổi các món ăn sao cho trẻ dễ tiêu, dễ hấp thụ hơn.

Hạn chế việc dùng tã giấy như một cách chữa cháy trong việc ngừa bệnh đái dầm, vì trẻ sẽ không còn đái dầm kể từ sau 12 tháng tuổi nếu không cho trẻ mặc tã giấy nữa. Mặc tã giấy sẽ gây cản trở đến phản xạ bị “ướt quần” và gây khó khăn cho việc điều trị bệnh đái dầm ở trẻ em vào ban đêm.

Tập thói quen đi vệ sinh trước khi ngủ cho trẻ giúp trẻ hạn chế đái dầm
Tập thói quen đi vệ sinh trước khi ngủ cho trẻ giúp trẻ hạn chế đái dầm
  1. Liệu pháp tâm lý

  • Trấn an trẻ để trẻ không cảm thấy xấu hổ, tự ty hay sợ hãi về việc đái dầm của bản thân. Không đổ lỗi, quát mắng trẻ vì có thể làm giảm giá trị bản thân và hạ thấp lòng tự trọng của trẻ.
  • Hãy giữ bí mật, không nói về việc đái dầm trước mặt người khác bởi đây là chuyện riêng tư của trẻ.
  • Khuyến khích và hỗ trợ trẻ tự vệ sinh và làm sạch giường chiếu mỗi khi đái dầm.
  • Khen ngợi trẻ khi trẻ không đái dầm
Không nên trêu chọc, la mắng nếu trẻ đái dầm
Không nên trêu chọc, la mắng nếu trẻ đái dầm
  1. Biện pháp y tế

HếHiện tượng đái dầm ở trẻ em là bình thường cho đến trước 7 tuổi và sẽ tự hết không cần can thiệp y tế. tuy nhiên nếu sau 7 tuổi mà bé vẫn còn đái dầm thì nên cho bé đi khám bác sỹ bởi có trẻ đang gặp phải vấn đề về nhiễm trùng đường tiết niệu, tiểu đường, dị ứng thực phẩm, rối loạn lo âu..

Bạn cũng cần theo dõi bé để có thông tin cung cấp cho người chuẩn đoán điều trị như

Trẻ đái dầm nhiều vào ban ngày hay ban đêm, tần số vụ đái dầm, thời điểm bắt đầu trẻ đái dầm, trẻ đái dầm ở nhà hay ở những nơi khác. Các triệu chứng khác kèm theo như: đau rát khi đi tiểu, có máu ở nước tiểu, táo bón,…

Dưới đây là một vài phương pháp điều trị đái dầm cho trẻ theo nhân gian bạn có thể áp dụng:

Trị đái dầm bằng hẹ tươi: công thức hẹ tươi 100 g thái đoạn, tôm tươi 200 g. Tôm xào với dầu ăn, khi gần chín cho hẹ vào, làm món ăn thường xuyên.

Trị đái dầm bằng dạ dày lợn: Dạ dày lợn (trư đỗ) 1 cái rửa thật sạch, dồn hạt sen (bỏ vỏ và tim sen, tẩm rượu 2 đêm, sấy khô, 100-150g. Nấu chín tùy tuổi cho ăn ngày 1-3 lần.

Trị đái dầm bằng rau ngót: công thức lấy 40g rau ngót tươi rửa sạch, giã nát, sau đó cho một ít nước đun sôi để nguội vào rau ngót đã giã, rồi khuấy đều, để lắng và gạn lấy nước uống. Phần nước gạn được chia làm hai lần để uống, mỗi lần uống cách nhau khoảng 10 phút.

Ngoài ra cha mẹ nên lưu ý cho trẻ uống sữa và nước với lượng thích hợp sẽ giúp cải thiện được tình trạng đái dầm. Việc cha mẹ tập cho trẻ tạo thói quen đi tiểu đúng giờ rất quan trọng, chú ý sắp xếp giờ giấc sinh hoạt vui chơi, không để trẻ chơi quá mệt vào buổi chiều tối.

Damilama - Đá Muối Himalaya

DamiLama Chuyên Viết, Chia Sẻ Các Kiến Thức Về Sức Khỏe. Đặc Biệt Có Niềm Yêu Thích Đối Với Đá Muối Himalaya. Chia Sẻ Tất Cả Về Những Công Dụng - Tác Dụng Của Đèn Đá Muối Himalaya, Có Thể Giúp Được Mọi Người Bảo Vệ Sức Khỏe, Nâng Cao Sức Khỏe Được Tốt Hơn.

Related Articles

Trả lời

Back to top button
Close
Close
Call Now Button