Bệnh Ở Trẻ Em

Top 6 nguyên nhân dẫn đến bệnh loét miệng ở trẻ em

Bệnh loét miệng ở trẻ em là một bệnh lý không hề hiếm gặp và thường khiến các bé cảm thấy khó chịu, biếng ăn. Sau một thời gian dài sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng khác như trẻ bị suy dinh dưỡng và chậm lớn. Vậy nguyên nhân dẫn đến bệnh loét miệng ở trẻ là gì, các mẹ đã biết chưa? Hãy cùng mình chia sẻ top 6 nguyên nhân dẫn đến bệnh này trong bài viết dưới đây.

Xem thêm: Bệnh loạn thị ở trẻ em: Top 7 điều cơ bản mẹ nên biết

Bệnh loét miệng ở trẻ em sẽ khiến bé cảm thấy khó chịu và biếng ăn
Bệnh loét miệng ở trẻ em sẽ khiến bé cảm thấy khó chịu và biếng ăn  

Giới thiệu đôi nét về bệnh loét miệng ở trẻ

Thực chất đây là bệnh nhiệt miệng với các biểu hiện đặc trưng là xuất hiện nhiều đốm trắng có kích thước 1- 2mm và viền sưng lên màu đỏ. Các đốm trắng này có xuất hiện đơn độc hay thành từng mảng ở trong vòm họng, lưỡi.

Khi tình trạng này nặng hơn, kích thước đốm trắng sẽ to hơn và gây ra khó khăn cho bé trong sinh hoạt thường ngày. Đặc biệt là khiến bé cảm thấy đau rát trong khi ăn uống và phá giấc ngủ của chúng.

Các nguyên nhân dẫn đến bệnh loét miệng ở trẻ em

Tổn thương vùng miệng

Đây chính là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh loét miệng ở trẻ em. Trẻ tự cắn nhầm vào lưỡi khiến vùng miệng bị tổn thương. Bên cạnh đó, chính thức ăn cũng là tác nhân khiến trẻ bị loét miệng như xương cá, bánh mì cứng, mía…

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng loét miệng ở trẻ là do tổn thương vùng miệng
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng loét miệng ở trẻ là do tổn thương vùng miệng

Do đó, cha mẹ nên chú ý xử lý các thực phẩm có xương khi cho bé ăn giúp bé tránh tổn thương khi nhai thức ăn. Cha mẹ cũng nên quan tâm đến vệ sinh răng miệng ở bé và chuẩn bị bàn chải trẻ em với lông mềm mại. Sau đó, hướng dẫn bé cách đánh răng đúng cách để bé tránh tổn thương răng, nướu.

Bỏng niêm mạc

Đồ ăn và thức uống quá nóng cũng là một trong những tác nhân gây viêm loét ở trẻ em. Bởi nhiệt độ thức ăn quá cao sẽ gây ra nhiệt miệng nên bố mẹ hãy chú ý trong việc chuẩn bị đồ ăn cho bé.

Mất cân bằng trong chế độ dinh dưỡng

Hầu hết các loại vi chất, nhất là vitamin A, B, C và axit folic… đều rất cần thiết cho cơ thể bé. Chính vì thế khi cơ thể trẻ thiếu những vi chất này sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe cũng như là nguyên nhân gây ra bệnh loét miệng ở trẻ em.

Qua đó, cha mẹ hãy bổ sung thêm nhiều thực phẩm chứa các dưỡng chất sau trong thực đơn hằng ngày của bé:

  • Vitamin C: ổi, cà chua, đu đủ, xoài, khoai lang…
  • Vitamin B12: hàu, cá ngừ, thịt bò, sữa chua, trứng, thịt gà…
  • Sắt : gan, thịt cừu, ngũ cốc dinh dưỡng, các loại đậu, rau có màu xanh đậm…
  • Axit folic : bông cải xanh, đậu tương, khoai tây, rau bina…
Mất cân bằng dinh dưỡng cũng gây ra bệnh loét miệng ở trẻ em
Mất cân bằng dinh dưỡng cũng gây ra bệnh loét miệng ở trẻ em

Suy giảm hệ miễn dịch

Khi hệ miễn dịch của bé bị suy giảm thì đây sẽ là thời tốt để các bệnh truyền nhiễm xâm nhập thủy đậu, herpes… Do đó, cha mẹ cần tăng hệ miễn dịch cho bé thông qua việc cho trẻ ăn chín uống sôi, vệ sinh cá nhân sạch sẽ và thường xuyên tập thể dục thể thao.

Sự căng thẳng ở trẻ

Trẻ em thường vô tư nhưng đôi khi do việc tiếp xúc với thế giới mới khiến bé cảm thấy căng thẳng. Tâm lý không ổn định này cũng là một trong những tác nhân gây ra bệnh loét miệng ở trẻ em. Chính vì thế mẹ cần dành thời gian trò chuyện với bé và khuyến khích bé làm những điều mình thích để giảm stress.

Bệnh tay chân miệng

Loét miệng ở trẻ em là triệu chứng thường gặp của bệnh tay chân miệng. Bệnh này có thể nguy hiểm tính mạng đến trẻ và ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt thường ngày của bé. Dưới đây là một số dấu hiệu giúp mẹ nhận biết trẻ có bị bệnh này hay không ?

  • Có nhiều trẻ em ở trường hay xung quanh khu xóm bị viêm loét miệng
  • Trẻ bị viêm loét miệng kéo dài hơn 3 tuần và đi kèm là các biểu hiện khác như loét chân tay, xuất hiện bóng nước trên cơ thể.
Loét miệng là dấu hiệu thường gặp ở bệnh tay chân miệng
Loét miệng là dấu hiệu thường gặp ở bệnh tay chân miệng

Cách chữa trị bệnh loét miệng ở trẻ em ngay tại nhà đơn giản

  • Mật ong : thực phẩm giúp tiêu diệt vi khuẩn trong miệng và điều trị bệnh loét miệng ở trẻ em hiệu quả. Các mẹ hãy cho bé ngậm một ít mật ong mỗi ngày, sau vài ngày tình trạng loét miệng ở bé sẽ được thuyên giảm rõ rệt.
  • Lá bồ ngót : Rửa sạch lá bồ ngót rồi đem đi giã nát. Sau đó, chắt lấy nước cốt và hòa chung với một ít mật ong. Tiếp theo, mẹ hãy sử dụng tăm bông thấm vào hỗn hợp này và bôi lên vết loét ở miệng bé. Mỗi ngày 2 lần thì tin rằng sau vài ngày sẽ giảm các vết loét trong miệng bé.
  • Nhắc trẻ súc miệng với nước muối pha loãng ít nhất 4 lần mỗi ngày để vết loét miệng lành hẳn. Đồng thời cho trẻ ăn các loại thức ăn dạng lỏng, dễ nuốt như cháo, súp…

Trên đây đã chia sẻ top 6 nguyên nhân dẫn đến bệnh loét miệng ở trẻ em. Qua đó, hy vọng các mẹ đã bổ sung thêm thật nhiều kiến thức hữu ích về bệnh loét miệng này. Từ đó cải thiện tình trạng bệnh của bé và giúp bé luôn thoải mái, dễ chịu hơn.

Damilama - Đá Muối Himalaya

DamiLama Chuyên Viết, Chia Sẻ Các Kiến Thức Về Sức Khỏe. Đặc Biệt Có Niềm Yêu Thích Đối Với Đá Muối Himalaya. Chia Sẻ Tất Cả Về Những Công Dụng - Tác Dụng Của Đèn Đá Muối Himalaya, Có Thể Giúp Được Mọi Người Bảo Vệ Sức Khỏe, Nâng Cao Sức Khỏe Được Tốt Hơn.

Related Articles

Trả lời

Back to top button
Close
Close
Call Now Button