Bệnh Ở Trẻ Em

Cách chữa cảm lạnh ở trẻ em

Khi thời tiết chuyển mùa hay khí hậu thay đổi đột ngột, trẻ em rất dễ mắc các bệnh cảm, thường gặp nhất là cảm lạnh. Tuy không nghiêm trọng như cảm cúm nhưng cảm lạnh cũng gây ảnh hưởng đến ăn uống và vui chơi hàng ngày của trẻ. Do đó mà cha mẹ nên có hiểu biết sâu hơn về triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa cảm lạnh ở trẻ em hiệu quả.

Xem thêm bài viết: Cách chữa bỏng nước sôi ở trẻ em

Bạn đã biết đến cách chữa cảm lạnh ở trẻ em hiệu quả?
Bạn đã biết đến cách chữa cảm lạnh ở trẻ em hiệu quả?   

Làm thế nào để biết trẻ mắc bệnh cảm lạnh?

Cảm lạnh là bệnh đường hô hấp do virus gây ra và có khả năng lây nhiễm rất nhanh trong vòng 2 đến 4 ngày đầu tiên khi trẻ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng. Nguy hiểm hơn, mỗi năm trẻ có thể bị cảm lạnh rất nhiều lần.

Khi mắc bệnh cảm lạnh, đầu tiên trẻ sẽ có triệu chứng sổ mũi, hắt xì hơi nhiều và ngứa ở cổ họng. Vài ngày sau đó cổ họng sẽ sưng viêm gây đau mỗi khi ăn uống hoặc nuốt nước bọt và chảy nước mũi màu vàng hoặc xanh.

Triệu chứng của cảm lạnh còn có thêm các hiện tượng đau đầu, sốt nhẹ, cơ thể mệt mỏi và biếng ăn hơn. Nếu không được điều trị kịp thời, các triệu chứng có thể kéo dài nhiều ngày cho đến vài tuần.

Trẻ bị cảm lạnh có triệu chứng đau đầu và sốt nhẹ
Trẻ bị cảm lạnh có triệu chứng đau đầu và sốt nhẹ

Nguyên nhân gây ra bệnh cảm lạnh

Nguyên nhân chính gây ra bệnh cảm lạnh là do một loại virus gây bệnh xâm nhập vào cơ thể của trẻ qua nhiều đường khác nhau.

Trong đó, chủ yếu là do các thói quen xấu mất vệ sinh hoặc lây nhiễm bệnh từ người mắc cảm lạnh qua tiếp xúc trực tiếp hoặc dùng chung đồ dùng cá nhân.

4 cách chữa cảm lạnh cho trẻ em tại nhà hiệu quả nhất

  1. Vệ sinh mũi, miệng và họng

Khi trẻ mắc bệnh cảm lạnh thường sẽ xuất hiện triệu chứng sổ mũi, chảy nước mũi và đau họng. Do đó vệ sinh sạch sẽ mũi, miệng và họng trẻ là cách hỗ trợ điều trị cảm lạnh cho bé mang lại hiệu quả cao.

Cha mẹ nên dùng nước muối sinh lý để rửa mũi cho bé mỗi ngày 2 đến 3 lần, với trẻ sơ sinh nên dùng thêm dụng cụ hút mũi. Phương pháp này vừa giúp vệ sinh mũi vừa giúp trẻ thông mũi và dễ thở hơn.

Với miệng và họng, cha mẹ cho trẻ súc miệng bằng nước ấm pha muối loãng để làm sạch khoang miệng và vòm họng rồi nhổ ra ngoài.

Nên vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý vài lần mỗi ngày
Nên vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý vài lần mỗi ngày
  1. Giữ ấm cơ thể trẻ

Trẻ bị cảm lạnh rất cần giữ ấm cơ thể để giảm bớt các triệu chứng của bệnh. Vì vậy các mẹ nên chú ý mặc đồ ấm cho con, nhất là giữ ấm vùng cổ và lòng bàn chân.

Nếu trẻ còn nhỏ, bạn cũng nên áp dụng phương pháp ngâm chân và tắm cho bé bằng nước gừng vừa khử sạch vi khuẩn vừa giữ ấm cơ thể hiệu quả. Tuy nhiên cách pha nước gừng cũng cần đúng phương pháp để không để lại tác dụng không mong muốn.

Thường người ta chỉ dùng khoảng 3 nhánh gừng nấu chung cùng 1 nắm lá húng quế để pha nước ngâm chân hoặc tắm.

Đặc biệt khi cảm lạnh, cha mẹ không nên kiêng tắm cho con vì có thể vô tình tạo môi trường thích hợp cho vi khuẩn sinh sống. Thay vào đó hãy vệ sinh cơ thể con hàng ngày bằng cách tắm rửa nước nóng.

  1. Cho trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn

Bị cảm lạnh, trẻ sẽ cảm thấy cơ thể mệt mỏi và khó chịu, vì thế mà nghỉ ngơi nhiều là cách để con phục hồi sức khỏe và giảm đi các triệu chứng của bệnh.

Hãy cho con ngủ nhiều hơn khi con có nhu cầu và hạn chế tối đa đưa con ra ngoài môi trường ô nhiễm khói bụi. Khi ngủ nên kê gối cao hơn cho con để trẻ cảm thấy dễ chịu và ngủ ngon hơn.

Để hỗ trợ điều trị cảm lạnh, bạn cũng nên cho con uống nhiều nước hơn, nhưng phải là nước ấm để giảm đi tình trạng đau viêm ở họng. Nếu trong nhà có người bị cảm lạnh hãy cách ly trẻ để tình trạng bệnh nhanh thuyên giảm.

Đồ uống pha nóng ấm như nước chanh nóng pha mật ong hoặc trà gừng cũng có tác dụng làm dịu cổ họng.

Cho trẻ ngủ nhiều hơn
Cho trẻ ngủ nhiều hơn
  1. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho trẻ

Phương pháp hỗ trợ điều trị cuối cùng chúng tôi muốn nhắc bạn là nên điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hàng ngày cho con. Mục đích chính là cung cấp các dưỡng chất và vitamin cần thiết chon cơ thể để tăng sức đề kháng cho bé.

Với trẻ sơ sinh, mẹ nên cho bé bú nhiều hơn để nâng cao hệ miễn dịch ngăn chặn các triệu chứng bệnh cảm lạnh sớm và hiệu quả nhất.

Với trẻ nhỏ, cha mẹ nên cho con ăn thêm nhiều rau củ quả để bổ sung khoáng chất và vitamin. Nếu trẻ đau họng nhiều, hãy cho con ăn các món ăn dễ nuốt hơn như canh, cháo, sữa, súp,…

Trẻ trên 1 tuổi trước khi ngủ có thể cho bé uống nửa hoặc 1 muỗng mật ong để giảm ho và đau họng vào ban đêm.

Trẻ sơ sinh nên được bú mẹ nhiều hơn khi bị cảm lạnh
Trẻ sơ sinh nên được bú mẹ nhiều hơn khi bị cảm lạnh

Cảm lạnh không quá nghiêm trọng như nhiều loại bệnh khác ở trẻ em, vì vậy cha mẹ không nên cho con uống kháng sinh có thể gây hại sức khỏe.

Cùng các kinh nghiệm được chia sẻ từ chúng tôi, hãy luôn quan tâm và áp dụng đúng thời điểm cho trẻ. Chúc bé nhà bạn luôn khỏe mạnh và nhanh lớn!

Damilama - Đá Muối Himalaya

DamiLama Chuyên Viết, Chia Sẻ Các Kiến Thức Về Sức Khỏe. Đặc Biệt Có Niềm Yêu Thích Đối Với Đá Muối Himalaya. Chia Sẻ Tất Cả Về Những Công Dụng - Tác Dụng Của Đèn Đá Muối Himalaya, Có Thể Giúp Được Mọi Người Bảo Vệ Sức Khỏe, Nâng Cao Sức Khỏe Được Tốt Hơn.

Related Articles

Trả lời

Back to top button
Close
Close
Call Now Button