Bệnh Ở Trẻ Em

5 triệu chứng đau ruột thừa ở trẻ em không thể bỏ qua

Đau ruột thừa ở trẻ em có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời. Thế nhưng hiện nay vẫn rất nhiều bậc phụ huynh chưa có hiểu biết đúng về căn bệnh này. Làm thế nào để phân biệt được đau ruột thừa với đau bụng thông thường? Cùng chúng tôi tìm hiểu 5 triệu chứng đau ruột thừa ở trẻ em dưới đây để tìm ra đáp án nhé.

Xem thêm: Cách chữa cảm lạnh ở trẻ em

Bạn đã biết đến các triệu chứng đau ruột thừa ở trẻ em?
Bạn đã biết đến các triệu chứng đau ruột thừa ở trẻ em?

Đau ruột thừa ở trẻ em có phổ biến không?

Ruột thừa là một phần ruột nhỏ nằm ở phía dưới bên phải của ổ bụng thông với manh tràng là đoạn đầu của ruột già. Trẻ thường bị đau ruột thừa bởi một số nguyên nhân như tắc nghẽn thành ruột thừa do dị vật, sỏi phân gây viêm nhiễm.

Thực tế, đau ruột thừa không quá phổ biến ở trẻ em. Vì thế cha mẹ thường chủ quan về các triệu chứng của bệnh mang lại những hậu quả đáng tiếc. Thậm chí viêm ruột thừa quá lâu có thể dẫn đến hoại tử, nhiễm trùng máu, suy đa cơ quan gây tử vong.

5 triệu chứng đau ruột thừa ở trẻ em

Để nhận biết được đau ruột thừa với các chứng đau bụng khác ở trẻ, cha mẹ chắc chắn không nên bỏ qua 5 triệu chứng thường gặp dưới đây

  1. Đau bụng

Vì ruột thừa nằm ở phía dưới bên phải của ổ bụng nên khi đau, các cơn đau ở trẻ cũng thường lan ra từ rốn đến vùng dưới bên phải bụng.

Thường trẻ em sẽ không nhận biết được chính xác vị trí của cơn đau khi cha mẹ hỏi, do vậy bạn cần làm một bước kiểm tra nhỏ. Theo đó, bạn nên ấn thử vào vị trí bụng dưới bên phải, nếu cơn đau dữ dội hơn, bé có thể đang bị đau ruột thừa.

Sau khi đau bụng, bé cũng có thể sẽ xuất hiện thêm triệu chứng co cứng ở thành bụng.

Bên cạnh đau bụng, trẻ cũng có thể bị chướng bụng đầy hơi, khó tiêu hoặc sưng tấy vùng bụng bất thường.

Trẻ thường đau ruột thừa ở vị trí bụng dưới bên phải
Trẻ thường đau ruột thừa ở vị trí bụng dưới bên phải
  1. Sốt

Khi bị viêm ruột thừa, trẻ sẽ có biểu hiện sốt nhẹ không rõ nguyên nhân, thường thì sốt khoảng từ 37,5 đến 38,5 độ C. Cha mẹ nên theo dõi nhiệt độ của bé và có thể áp dụng biện pháp hạ sốt như chườm khăn hoặc uống thuốc hạ sốt theo chỉ định bác sĩ.

Trường hợp bé đột ngột sốt cao đến trên 38,5 độ C đi kèm đau quặn ở vùng bụng dưới, viêm ruột thừa có nguy cơ bị vỡ hoặc hoại tử. Lúc này hãy đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

Sốt nhẹ hoặc sốt cao không rõ nguyên nhân cũng là triệu chứng của đau ruột thừa
Sốt nhẹ hoặc sốt cao không rõ nguyên nhân cũng là triệu chứng của đau ruột thừa
  1. Táo bón hoặc tiêu chảy

Viêm đau ruột thừa ở trẻ cũng dẫn đến tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài nhiều ngày. Lý do là các vi khuẩn gây viêm ở ruột thừa sẽ làm rối loạn các chức năng tiêu hóa. Lúc này cha mẹ nên áp dụng biện pháp bù nước để tranhs uy nhược cơ thể bé.

Nếu tình trạng kéo dài lâu gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày của trẻ, hãy đưa con đi khám tại bác sĩ chuyên khoa để chẩn đoán rõ hơn.

Trẻ cũng có thể đi tiểu thường xuyên hơn bình thường và cảm thấy đau ở vùng bụng dưới khi đi tiểu. Cha mẹ nên hết sức để ý các biểu hiện nhỏ của con.

Đau ruột thừa ở trẻ cũng kéo theo triệu chứng táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài
Đau ruột thừa ở trẻ cũng kéo theo triệu chứng táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài
  1. Buồn nôn, nôn

Khi trẻ buồn nôn hoặc nôn và nói rằng mình cảm thấy đau ở vùng bụng dưới, đây là dấu hiệu của đau ruột thừa.

Ngoài ra, trẻ bị viêm ở ruột thừa cũng sẽ cảm thấy chán ăn và biếng ăn hơn bình thường. Tre thậm chí còn không thấy đói và không muốn ăn. Vì vậy cha mẹ nên điều chỉnh chế độ dinh dưỡng ngon miệng hơn và tốt cho hệ tiêu hóa phù hợp cho bé.

Thay vì ăn những đồ ăn nhiều dầu mỡ, chất béo và ngọt thì nên bổ sung thêm rau củ quả và các món ăn dễ nuốt, dễ tiêu hóa hơn.

  1. Khó thở

Triệu chứng cuối cùng của đau ruột thừa ở trẻ mà bạn nên lưu ý là con có thể sẽ cảm thấy khó thở hơn.

Theo nghiên cứu, trẻ dưới 2 tuổi khi đau ruột thừa chỉ thường xuyên xuất hiện các triệu chứng tiêu chảy, sốt, nôn và đau bụng.

Đau ruột thừa được chẩn đoán chính xác nhất khi có biện pháp can thiệp từ y học
Đau ruột thừa được chẩn đoán chính xác nhất khi có biện pháp can thiệp từ y học

Chẩn đoán và điều trị đau ruột thừa ở trẻ bằng cách nào?

Hiện nay, các bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác đau ruột thừa ở trẻ thông qua khám lâm sàng, xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, siêu âm bụng, chụp MRI hoặc chụp CT.

Sau khi kiểm tra chính xác, bệnh nhân sẽ được áp dụng hướng điều trị phù hợp với tình trạng bệnh. Bé có thể sẽ được chỉ định dùng thuốc hoặc kháng sinh để giảm bớt các triệu chứng đau ruột thừa.

Với các trường hợp đau ruột thừa chuyển biến nghiêm trọng đe dọa vỡ, bé sẽ được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa. Sau thời gian nghỉ ngơi và được chăm sóc đúng hướng dẫn từ bác sĩ điều trị, trẻ sẽ khỏe lại và không có biến chứng gì về sau.

Thực tế, điểm quan trọng nhất là cha mẹ nên theo dõi mọi biểu hiện hàng ngày của con để phát hiện các căn bệnh nguy hiểm sớm nhất. Mọi biện pháp điều trị chỉ khi can thiệp kịp thời mới mang lại hiệu quả tốt nhất.

Damilama - Đá Muối Himalaya

DamiLama Chuyên Viết, Chia Sẻ Các Kiến Thức Về Sức Khỏe. Đặc Biệt Có Niềm Yêu Thích Đối Với Đá Muối Himalaya. Chia Sẻ Tất Cả Về Những Công Dụng - Tác Dụng Của Đèn Đá Muối Himalaya, Có Thể Giúp Được Mọi Người Bảo Vệ Sức Khỏe, Nâng Cao Sức Khỏe Được Tốt Hơn.

Related Articles

Trả lời

Back to top button
Close
Close
Call Now Button