Bệnh Ở Trẻ Em

Bệnh co thắt đường ruột ở trẻ em và 3 cách phòng tránh

Co thắt đường ruột là một trong những chứng bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ gây ra những cơn đau bụng đột ngột. Mặc dù phần lớn chúng đều tự biến mất không ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhưng một số trường hợp có thể là triệu chứng của bệnh nguy hiểm. Do đó mà cha mẹ nên biết rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng bệnh co thắt đường ruột ở trẻ em và 3 cách phòng tránh.

Xem thêm: Bệnh thận ứ nước ở trẻ em và top 3 biểu hiện của bệnh cần lưu ý

Bệnh co thắt đường ruột ở trẻ em có phổ biến không?
Bệnh co thắt đường ruột ở trẻ em có phổ biến không?

Tại sao trẻ thường mắc bệnh co thắt đường ruột?

Có thể nhiều cha mẹ chưa biết, co thắt đường ruột là một loại bệnh xuất hiện ở trẻ do sự co thắt bất thường của các cơ trong hệ tiêu hóa. Bệnh co thắt đường ruột có thể gây ra những cơn đau bụng hoặc thay đổi trong vấn đề đi ngoài ở trẻ.

Nguyên nhân chính gây ra bệnh co thắt đường ruột ở trẻ em được xác định là do sự tiêu hóa thức ăn.

Ở đường ruột bình thường sẽ có chức năng chuyển hóa thức ăn thành chất dinh dưỡng cho cơ thể và bài tiết chất thải ra ngoài. Khi lượng thức ăn quá nhiều, khó tiêu hoặc khó chuyển hóa sẽ gây ra tình trạng quá tải ở đường ruột gây ra rối loạn co thắt các cơ.

Một số trường hợp, co thắt đường ruột còn do các yếu tố về cơ địa bên trong hoặc yếu tố tác động từ bên ngoài. Trong đó, về cơ địa chủ yếu là do đường ruột bị thiếu máu hoặc thiếu oxy cục bộ. Yếu tố bên ngoài thường do nhiệt độ, tâm lý căng thẳng hoặc dị ứng thức ăn,…

Trẻ bị co thắt đường ruột thường quấy khóc do những cơn đau bụng
Trẻ bị co thắt đường ruột thường quấy khóc do những cơn đau bụng

Triệu chứng và cách điều trị co thắt đường ruột ở trẻ

Khi mắc chứng co thắt đường ruột, trẻ sẽ cảm thấy đau bụng từng cơn, khi sờ vào bụng không gò lên hoặc cứng bất thường. Trong thời gian ngắn, trẻ có thể tự động hết đau và vận động như bình thường.

Với trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ khi xuất hiện tình trạng co thắt đường ruột thường sẽ quấy khóc và quặn bụng, ưỡn bụng lên. Trẻ cũng có thể đau bụng đi kèm thêm tình trạng tiêu chảy hoặc táo bón.

Đại đa số bệnh co thắt đường ruột ở trẻ không gây ra ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển và tự biến mất trong 1 khoảng thời gian ngắn.

Tuy nhiên, nếu trẻ đau bụng kéo dài, quấy khóc không ngừng và bụng gò lên cứng thì có thể không phải biếu hiện của co thắt đường ruột. Lúc này hãy đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được bác sĩ kiểm tra tình trạng sức khỏe và điều trị đúng phương pháp.

Trường hợp co thắt đường ruột thông thường, cha mẹ nên dùng tay xoa bóp nhẹ nhàng vùng bụng bị đau của trẻ và có thể chườm nóng để trẻ dễ chịu hơn. Lưu ý không la mắng hay làm căng thẳng tinh thần con.

Đồng thời xoa dầu nóng để giữ ấm vùng bụng cho con khi đi ngủ, nhất là vào mùa lạnh.

3 cách phòng tránh bệnh co thắt đường ruột ở trẻ

  1. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là cách tốt nhất để ngăn chặn các bệnh về đường tiêu hóa, đặc biệt là bảo vệ đường ruột.

Hạn chế tối đa cho trẻ ăn các loại đồ ăn nhanh bán ngoài lề đường, thức ăn tái, sống hay đồ ăn bảo quản trong tủ lạnh quá lâu. Tất cả các loại thức ăn có khả năng nhiễm khuẩn đều có thể ảnh hưởng xấu đến quá trình chuyển hóa thức ăn ở đường ruột.

Bên cạnh đó hãy tập cho trẻ thói quen rửa tay sạch bằng xà phòng trước và sau bữa ăn cũng như sau khi đi vệ sinh.

Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là cách phòng tránh co thắt đường ruột
Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là cách phòng tránh co thắt đường ruột
  1. Cho trẻ uống nhiều nước

Mỗi ngày trẻ em nên uống ít nhất 2 lít nước chia ra thành nhiều lần để đảm bảo cung cấp đủ lượng nước và độ ẩm bên trong cơ thể.

Ngoài ra, uống nhiều nước lọc tinh khiết cũng là cách để thanh lọc đường ruột giúp thức ăn tiêu hóa dễ dàng hơn.

Tuy nhiên, trẻ không nên uống các loại nước trái cây chứa nhiều axit vào buổi tối tránh tình trạng đầy hơi, chướng bụng và khó tiêu. Cha mẹ cũng nên hạn chế cho trẻ uống nước ngọt có gas dễ gây rối loạn tiêu hóa, giảm chức năng đường ruột.

  1. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng của trẻ

Khi trẻ còn nhỏ, thay vì ăn 3 bữa chính với lượng thức ăn nhiều hãy chia mỗi ngày thành 5 đến 6 bữa nhỏ để trẻ ăn lượng vừa phải. Đây là cách giúp đường ruột bé không bị quá tải dẫn đến rối loạn co thắt cơ khi tiêu hóa quá nhiều thức ăn một lúc.

Ngoài ra, tránh cho trẻ ăn các loại thức ăn khó tiêu như đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ ngọt béo, dễ gây áp lực cho đường ruột.

Nếu trẻ có triệu chứng đầy hơi và ít đi đại tiện cha mẹ có thể hỏi thêm ý kiến từ bác sĩ để cho trẻ bổ sung thêm men tiêu hóa cung cấp lợi khuẩn đường ruột. Hầu hết tất cả các loại men tiêu hóa đều không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Cha mẹ nên điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho con
Cha mẹ nên điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho con

Trên đây là những kiến thức cụ thể nhất về bệnh co thắt đường ruột ở trẻ em và cách phòng tránh hiệu quả nhất. Cha mẹ hãy tìm hiểu và áp dụng đúng lúc nhất để bảo vệ con mình khỏi những loại bệnh thường gặp này nhé!

Damilama - Đá Muối Himalaya

DamiLama Chuyên Viết, Chia Sẻ Các Kiến Thức Về Sức Khỏe. Đặc Biệt Có Niềm Yêu Thích Đối Với Đá Muối Himalaya. Chia Sẻ Tất Cả Về Những Công Dụng - Tác Dụng Của Đèn Đá Muối Himalaya, Có Thể Giúp Được Mọi Người Bảo Vệ Sức Khỏe, Nâng Cao Sức Khỏe Được Tốt Hơn.

Related Articles

Trả lời

Back to top button
Close
Close
Call Now Button