Bệnh Ở Trẻ Em

Top 6 mẹo chữa nghẹt mũi ở trẻ em hiệu quả nhất

Trẻ em có thể do nhiều nguyên nhân mà dẫn để tình trạng nghẹt mũi. Tuy nhiên cho dù là nguyên nhân gì gây ra thì nghẹt mũi cũng làm bé rất khó chịu và là căn nguyên của nhiều bệnh khác về đường hô hấp. Dưới đây là chia sẻ về top 6 mẹo chữa nghẹt mũi ở trẻ em hiệu quả nhất. Bạn có thể theo dõi bài viết dưới đây để có cho mình những thông tin bổ ích nhất.

Xem thêm bài viết: Bệnh hen phế quản ở trẻ em và top 3 nguyên nhân gây bệnh

Bé bị nghẹt mũi sẽ cảm thấy rất khó chịu
Bé bị nghẹt mũi sẽ cảm thấy rất khó chịu   

Top 6 mẹo chữa nghẹt mũi cho bé

  1. Chữa nghẹt mũi cho trẻ với thuốc nhỏ mũi hoặc thuốc mũi dạng xịt

Tình trạng nghẹt mũi ở trẻ em có thể được cải thiện khi dùng thuốc nhỏ mũi hoặc thuốc mũi dạng xịt. Khi nhỏ thuốc vào bên trong mũi sẽ làm các chất dịch nhầy hóa lỏng. Sau đó, các bạn chỉ cần sử dụng máy hút nước mũi để rút cả chất nhầy và nước muối ra bên ngoài. Khi thực hiện, bạn có thể đặt một chiếc khăn ở cổ bé để khi bé nghiêng sang một bên để nước muối chảy vào mũi, tránh bị chảy ra ngoài.

Có thể làm lỏng dịch nhầy trong mũi bé và hút ra để giảm tình trạng nghẹt mũi
Có thể làm lỏng dịch nhầy trong mũi bé và hút ra để giảm tình trạng nghẹt mũi
  1. Chữa nghẹt mũi cho bé bằng cách làm ẩm mũi

Phương pháp làm ẩm mũi cho bé rất đa dạng, nhất là dùng máy hóa hơi hoặc máy phun sương. Để tránh trong máy tạo độ ẩm có nấm mốc hay vi khuẩn, bạn nhớ thay nước mỗi ngày nhé.

Nếu bạn không có máy tạo ẩm cho mũi của bé thì cũng có thể thực hiện theo phương pháp sau: Cho bé đi vào phòng tắm, xả nước nóng vào bên trong chậu để hơi nóng bốc lên làm ẩm không gian.

  1. Day huyệt nghinh hương

Đây là huyệt đạo nằm ngay bên 2 cánh mũi có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi rất hiệu quả. Đây là phương pháp an toàn để điều trị nghẹt mũi cho trẻ em, không để lại bất kỳ tác dụng phụ nào.

  1. Thoa dầu tràm, dầu khuynh diệp vào lòng bàn chân

Khi bé có dấu hiệu nghẹt mũi, bạn có thể dùng dầu tràm hoặc dầu khuynh diệp thoa vào lòng bàn chân cho bé. Sau đó massage nhẹ nhàng mỗi bên khoảng 1 phút và đeo vớ vào chân cho bé.

Thoa dầu vào lòng bàn chân cho bé
Thoa dầu vào lòng bàn chân cho bé
  1. Đặt gối cao hơn cho bé

Khi trẻ bị nghẹt mũi, sổ mũi sẽ rất khó thở. Vì thế, bạn có thể đặt thêm một tấm khăn bông hay gối mỏng lên nệm nằm cho bé để chất nhầy trong mũi chảy ra khỏi các xoang. Tuy nhiên phương pháp này chỉ dùng cho những bé nằm giường.

  1. Khuyến khích trẻ uống nhiều nước hơn

Khi bé uống nhiều nước hơn thì có thể làm chất nhầy trong mũi loãng ra bớt. Tuy nhiên, không nên cho bé uống nhiều nước một lúc mà chia thành từng lần nhỏ trong ngày để tránh tình trạng no nước.

Cho bé bổ sung những gì khi bị nghẹt mũi

Ngoài những phương pháp tác động từ bên ngoài thì bố mẹ cũng có thể cho bé bổ sung thêm các loại nước uống từ thiên nhiên để giảm bớt tình trạng nghẹt mũi như:

  • Sử dụng hành hoa: Sau khi làm nát lá hành thì dùng mặt nhớt bên trong để đắp lên cánh mũi của bé. Khi lá hành khô lại thì đắp lá khác.
  • Dùng gừng và mật ong: Dùng 1 Lát gừng mỏng giã nát và hòa cùng mật ong, nước ấm cho bé uống.
  • Dùng tinh dầu hành tây: lấy nửa củ hành đây mang đi giã nát và bọc trong một cái khăn. Bố mẹ có thể để cái khăn gần mũi của bé để bé dễ thở hơn. Không nên đề quá lâu vì sẽ khiến bé bị cay mắt, kích thích nước mũi ra nhiều hơn.

Trẻ bị nghẹt mũi nên ăn gì?

Khi bé bị nghẹt mũi, trong các món ăn của bé có thể bổ sung thêm: gừng tươi, hành tím, hành tây, tỏi, húng quế,…

Những lưu ý khi bé bị nghẹt mũi:

  • Bố mẹ tuyệt đối không được thổi vào 1 bên lỗ mũi của bé.
  • Không nên cho bé dùng bất kỳ một loại thuốc gì khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
  • Không dùng thuốc nhỏ mũi của người lớn cho bé.
Cho bé nghỉ ngơi nhiều hơn khi bị nghẹt mũi
Cho bé nghỉ ngơi nhiều hơn khi bị nghẹt mũi

Làm sao để phòng ngừa nghẹt mũi cho trẻ?

Để phòng ngừa tình trạng nghẹt mũi cho bé, bạn cần chú ý:

  • Giữ cho nhà luôn sạch sẽ

Bố mẹ nên để ý xem bé dị ứng với những gì và nên để xa những vật đó khỏi trẻ, đồng thời:

+ Không hút thuốc trong nhà.

+ Vệ sinh máy lạnh thường xuyên.

+ Giữ cho thảm trong nhà luôn sạch sẽ, không có lông động vật và bụi.

+ Nếu bé bị dị ứng phấn hoa thì hạn chế việc trưng hoa trong phòng ngủ.

  • Bổ sung đủ nước cho cơ thể

Bạn nên chú ý việc bổ sung nước cho cơ thể bé thường xuyên để cơ thể luôn khỏe mạnh, khoang mũi không bị tắc nghẽn.

Khi bé bị nghẹt mũi kèm theo những triệu chứng khác thì cần đưa bé đến gặp bác sĩ
Khi bé bị nghẹt mũi kèm theo những triệu chứng khác thì cần đưa bé đến gặp bác sĩ

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về mẹo chữa nghẹt mũi ở trẻ em. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp, bạn có thể quan sát và chăm sóc sức khỏe của bé yêu tốt hơn. Nếu bé bị sổ mũi, nghẹt mũi kèm theo những dấu hiệu bất thường như ho kéo dài, sốt, khó thở, người tím tái…thì bạn nên đưa bé đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời nhé.

Damilama - Đá Muối Himalaya

DamiLama Chuyên Viết, Chia Sẻ Các Kiến Thức Về Sức Khỏe. Đặc Biệt Có Niềm Yêu Thích Đối Với Đá Muối Himalaya. Chia Sẻ Tất Cả Về Những Công Dụng - Tác Dụng Của Đèn Đá Muối Himalaya, Có Thể Giúp Được Mọi Người Bảo Vệ Sức Khỏe, Nâng Cao Sức Khỏe Được Tốt Hơn.

Related Articles

Trả lời

Back to top button
Close
Close
Call Now Button