Viêm amidan ở trẻ em và 3 cách chữa trị hiệu quả nhất
Viêm amidan là một trong những bệnh viêm đường hô hấp phổ biến ở trẻ nhưng cha mẹ lại dễ nhầm lẫn với bệnh cảm cúm hay viêm họng thông thường. Thực tế, viêm amidan nguy hiểm và dễ gây biến chứng hơn nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Do đó, bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn kiến thức về bệnh viêm amidan ở trẻ em và 3 cách chữa trị hiệu quả nhất.
Xem thêm bài viết: Tìm hiểu về viêm amidan ở trẻ em

Viêm amidan ở trẻ và nguyên nhân gây bệnh
Có thể bạn chưa biết, amidan là bộ phận nằm phía cuối của cuống họng gồm các hạch bạch huyết có tác dụng chống lại sự xâm nhập của các vi khuẩn. Khi viêm amidan, trong vòm họng trẻ sẽ xuất hiện tình trạng sưng đỏ, gây đau và cảm giác vướng víu.
Nguy hiểm hơn, khi bị viêm chức năng của amidan bị suy giảm, các vi khuẩn và víu nhiễm bệnh cũng dễ dàng xâm nhập vào cơ thể trẻ thông qua con đường này.
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh amidan ở trẻ em được y học xác định là:
- Vi khuẩn, virus tấn công: Bao gồm cả virus cảm cúm, virus ho gà, vi khuẩn liên cầu, tụ cầu,…
- Do khí hậu, thời tiết thay đổi đột ngột, đặc biệt là các thời điểm giao mùa trong năm
- Do môi trường quá ô nhiễm: khói bụi trong môi trường sống quá nhiều tiếp xúc trực tiếp cũng có thể gây viêm amidan ở trẻ
- Do cơ địa của trẻ: những bé có hệ miễn dịch và sức đề kháng yếu cũng rất dễ bị các bệnh viêm đường hô hấp như viêm amidan
- Biến chứng từ bệnh viêm họng thông thường
Làm thế nào để biết trẻ mắc bệnh viêm amidan?
Thực tế, triệu chứng của viêm amidan ở trẻ rất dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh viêm đường hô hấp khác như cảm cúm, viêm họng thông thường. Do đó, để có thể phát hiện sớm bệnh ở trẻ, cha mẹ cần biết đến một vài triệu chứng của bệnh:
- Sốt: trẻ bị viêm amidan thường sẽ có dấu hiệu sốt cao, nếu là viêm amidan cấp tính có thể sốt cao đến 39 – 40 độ C đi kèm mệt mỏi, suy nhược cơ thể
- Sưng họng: nếu để ý cha mẹ có thể thấy phần cuối cuống họng của bé sưng đỏ, có thể xuất hiện lớp phủ màu trắng hoặc vàng ở khu vực amidan
- Trẻ thường cảm thấy đau họng mỗi khi ăn uống hoặc nuốt nước miếng, thậm chí cảm thấy khó thở bằng miệng
- Ho khan hoặc ho có đờm: viêm amidan cũng dễ kéo theo tình trạng ho khan hoặc ho nhiều đờm ở trẻ em, nhất là vào sáng sớm và ban đêm
Nếu các triệu chứng chuyển biến nghiêm trọng, cha mẹ không thể kiểm soát, hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám và chẩn đoán.

3 cách chữa trị viêm amidan ở trẻ em hiệu quả nhất
-
Hỗ trợ điều trị từ thói quen hàng ngày
Khi mắc bệnh viêm amidan, cha mẹ nên chú ý việc vệ sinh mũi, miệng, họng hàng ngày cho trẻ để giảm các triệu chứng của bệnh. Tốt nhất bạn nên cho trẻ súc miệng bằng nước muối loãng ấm sau khi thức dậy và trước khi đi ngủ.
Cha mẹ cũng nên vệ sinh mũi thường xuyên cho con bằng nước muối sinh lý mỗi ngày 2 đến 3 lần để giảm dịch tiết ra ở mũi và họng.
Về chế độ ăn uống, không nên cho con ăn các món ăn quá cứng có thể gây tổn thương amidan khi nuốt thức ăn. Thay vào đó, nên cho con ăn các món ăn dạng lỏng như sữa, cháo, canh hay súp.
Đồng thời bổ sung chế độ ăn nhiều rau củ quả để tăng sức đề kháng cho con, tập cho trẻ thói quen uống nhiều nước. Nếu có thể, hãy cho con uống thêm nước trái cây để cung cấp thêm khoáng chất và vitamin cho cơ thể.

-
Dùng thuốc, kháng sinh
Viêm amidan thường sẽ đi kèm triệu chứng đau rát ở vùng họng của trẻ cản trở việc ăn uống gây suy nhược cơ thể và mệt mỏi. Vì vậy, cha mẹ có thể cho con sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định liều lượng và hướng dẫn từ bác sĩ.
Ngoài ra, chỉ khi bệnh viêm amidan diễn biến nghiêm trọng mới nên sử dụng kháng sinh theo toa của bác sĩ điều trị. Lý do là trẻ em có thể kháng lại thuốc sau này nếu phụ huynh quá lạm dụng.
Lưu ý cho cha mẹ là với trẻ dưới 16 tuổi không được dùng aspirin.

-
Phẫu thuật cắt amidan
Một số trường hợp viêm amidan nặng ở trẻ và có nguy cơ tái đi tái lại nhiều lần gây nguy hiểm, trẻ có thể sẽ được bác sĩ chỉ định phẫu thuật cắt amidan.
Hiện nay, với y học hiện đại, việc cắt bỏ amidan không còn quá nguy hiểm, chỉ cần trẻ thực hiện đúng các hướng dẫn chăm sóc của bác sĩ sau khi phẫu thuật.

Nói tóm lại, amidan là bệnh phổ biến ở trẻ và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Thế nhưng cha mẹ có thể hoàn toàn chủ động phòng bệnh cho con bằng cách đảm bảo vệ sinh cá nhân cho trẻ mỗi ngày.
Khi con xuất hiện các biểu hiện ban đầu của bệnh, nên đưa trẻ đến bác sĩ để được thăm khám tình trạng bệnh và đưa ra hướng điều trị phù hợp.