Bệnh Ở Trẻ Em

Top 05 nguyên nhân gây bệnh mất tập trung ở trẻ em

Bệnh mất tập trung ở trẻ em là căn bệnh có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm. Nếu không, trẻ sẽ gặp phải nhiều khó khăn trong quá trình học tập và làm việc sau này. Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng tránh căn bệnh này.

Xem thêm: Top 09 nguyên nhân và cách chữa hôi miệng ở trẻ em

Biểu hiện khi trẻ mắc bệnh mất tập trung

Căn bệnh này thường có những biểu hiện rất rõ ràng, nếu để ý và theo dõi con, không quá khó để phát hiện ra bệnh. Một số biểu hiện thường thấy của bệnh đó là:

– Không bao giờ tập trung vào một công việc quá 10 phút: trẻ thường có biểu hiện xao nhãng, không tập trung hoàn thành công việc. Khi muốn trẻ tập trung thường phải nhắc nhở, khi này trẻ sẽ có thái độ chống đối và không hợp tác.

Trẻ mất tập trung thường dễ ảnh hưởng bởi yếu tố xung quanh
Trẻ mất tập trung thường dễ ảnh hưởng bởi yếu tố xung quanh   

– Không tuân theo các chỉ dẫn của người lớn: Khi nảy trẻ thường có biểu hiện không hiểu, làm sai hoặc không làm được. Trẻ sẽ không thể hiện sự tập trung khi nghe cha mẹ hoặc thầy cô giảng bài.

– Dễ dàng bị chi phối bởi ngoại cảnh: Trẻ sẽ thường để ý tới những yếu tố xung quanh mà không chú ý tới việc chính của mình. Những tiếng ồn hay cuộc nói chuyện xung quanh sẽ khiến trẻ bị phân tâm.

– Hay quên: Đây cũng là đặc điểm phổ biến khi mắc bệnh mất tập trung ở trẻ em. Trẻ sẽ thường không nhớ mình cần làm gì, nên làm gì hoặc đang làm gì dù vừa được phân công.

Có nhiều biểu hiện của bệnh mất tập trung ở trẻ
Có nhiều biểu hiện của bệnh mất tập trung ở trẻ

Đây là những biểu hiện rõ ràng giúp cha mẹ nhanh chóng nhận ra bệnh ở trẻ.

Top 05 nguyên nhân gây bệnh mất tập trung ở trẻ

Muốn chữa khỏi được căn bệnh này, đòi hỏi cha mẹ cần nắm vững được nguyên nhân gây ra bệnh. Có như vậy mới giúp trẻ đẩy lùi được căn bệnh này.

– Phương pháp giáo dục là nguyên nhân đầu tiên dẫn đến căn bệnh này. Cha mẹ thường có thói quen cho con vừa ăn vừa chơi hoặc vừa xem ti vi vừa ăn. Như vậy khiến trẻ dần hình thành thói quen thiếu tập trung.

Chưa kể việc rèn con thiếu tính kỷ luật cũng có thể dẫn tới tình trạng mất tập trung của trẻ. Lâu rồi khi đã hình thành thói quen thì sẽ rất khó để giúp trẻ lấy lại sự tập trung.

– Chế độ dinh dưỡng: Ít cha mẹ biết rằng chế độ dinh dưỡng là một trong những nguyên nhân gây nên chứng mất tập trung.  Sự thiếu hụt chất dinh dưỡng sẽ khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi về thể chất hoặc là giảm đi sự chú ý, nặng hơn gây ra những vấn đề về trí nhớ.

Chế độ dinh dưỡng có thể ảnh hưởng tới trẻ
Chế độ dinh dưỡng có thể ảnh hưởng tới trẻ

– Ngủ không đủ giấc: Việc không ngủ đủ giấc sẽ khiến trẻ khá mệt mỏi. Khi này viecj ngủ gật hay không tỉnh táo sẽ khiến trí nhớ bị ảnh hưởng. Lâu dần sẽ khiến trẻ bị mất tập trung.

– Sử dụng các thiết bị công nghệ cao quá nhiều: Một số cha mẹ thường cho trẻ lạm dụng các thiết bị công nghệ cao. Khi này trẻ thường không chú tâm vào công việc mà chỉ muốn nhanh chóng để chơi. Điều này có thể phá vỡ đi nhịp sinh học cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ trong thời gian dài.

– Di truyền: Căn bệnh này hoàn toàn có thể do di truyền. Do tổ hợp gen hoặc do những nguyên nhân khác khiến trẻ bị rối loạn, khiếm khuyết hoặc chậm phát triển. Từ đó gây nên sự mất tập trung ở trẻ

Làm sao để giúp trẻ thoát khỏi căn bệnh này.

Muốn chữa được dứt điểm căn bệnh này, đòi hỏi phụ huynh cần để ý và rèn cho con tính tập trung. Bên cạnh đó là kết hợp cùng một số phương pháp sau:

  • Chữa bệnh mất tập trung bằng cách sử dụng thuốc: Với cách này, cha mẹ hãy đưa trẻ đến bác sĩ để được thăm khám và kê thuốc phù hợp nhất.
  • Phương pháp giáo dục: Cha mẹ hãy thử sử dụng những bài học tăng tính tập trung, tính kỷ luật cho trẻ. Hãy yêu cầu trẻ tập trung hoàn thành một công việc nào đó trong một thời gian quy định.
Phương pháp giáo dục là phương pháp mang lại hiệu quả cao.
Phương pháp giáo dục là phương pháp mang lại hiệu quả cao.
  • Tạo không gian yên tính cho trẻ học tập: Cách làm này sẽ giúp trẻ không bị xao nhãng khi học tập. Thay vì để bé bị ảnh hưởng bởi những yếu tố bên ngoài, hãy giúp bé tập trung vào việc học của mình.
  • Từ từ tăng khả năng tập trung cho trẻ, nên học và tạo ra môi trường thân thiện cho bé. Đừng quá vội vã quát mắng hay sử dụng đòn roi. Bởi cách này có thể khiến trẻ càng trở nên sợ hãi và không thể tập trung.
Có nhiều phương pháp hỗ trợ tăng sự tập trung của trẻ
Có nhiều phương pháp hỗ trợ tăng sự tập trung của trẻ
  • Cho trẻ đến những trung tâm uy tín: Với phương pháp và trình độ chuyên môn của mình, giáo viên tại các trung tâm sẽ có phương pháp giúp trẻ nâng cao sự tập trung cũng như đưa ra những bài học thích hợp dành cho trẻ.

Với những thông tin được chia sẻ, hy vọng bạn đọc đã biết và hiểu rõ hơn về căn bệnh mất tập trung ở trẻ. Chúc bạn sẽ giúp trẻ thoát khỏi căn bệnh này một cách nhanh và dễ dàng nhất. Chúc bạn thành công.

Damilama - Đá Muối Himalaya

DamiLama Chuyên Viết, Chia Sẻ Các Kiến Thức Về Sức Khỏe. Đặc Biệt Có Niềm Yêu Thích Đối Với Đá Muối Himalaya. Chia Sẻ Tất Cả Về Những Công Dụng - Tác Dụng Của Đèn Đá Muối Himalaya, Có Thể Giúp Được Mọi Người Bảo Vệ Sức Khỏe, Nâng Cao Sức Khỏe Được Tốt Hơn.

Related Articles

Trả lời

Back to top button
Close
Close
Call Now Button