Bệnh Ở Trẻ Em

4 Cách Giúp Trẻ Bỏ Thói Quen Cắn Móng Tay Hiệu Quả

Trẻ cắn móng tay có phải là điều đơn giản quá không? Tức nghe có vẻ bình thường phải không nhưng khi nó thành thói quan thì chắc chắn điều này sẽ trở nên tệ hại ảnh hưởng đầu tiền đó chính là sự phát triển bình thường của móng tay, thêm vào đó chính là sự bình hoạt động bình của hệ thống, cơ quan tiêu hóa của trẻ, vì móng tay là nơi chứa nhiều các vi khuẩn có hại cho đường tiêu hóa.

Vậy làm thế nào để có thể làm cho trẻ bỏ đi thói quen cắn móng tay xấu này, cách và bí quyết nào giúp trẻ không còn cắn móng tay nữa….? Hiển nhên trong bài viết này sẽ chia sẻ cho bạn.

nguyen nhan tre can mong tay lien tuc

Các tác hại nguy hiểm đến trẻ khi trẻ có và hình thành thói quen cắn móng tay

Tại sao trẻ thường có thói quen cắn móng tay ngay từ nhỏ?

Thực tế, ngay khi còn ở giai đoạn sơ sinh trẻ đã bắt đầu có thói quen mút các ngón tay của mình. Đây được xem là phản xạ tự nhiên trẻ có ngay khi muốn tìm tòi thế giới bên ngoài và cũng được xem là cách để trẻ tự vỗ về, an ủi mình.

Bạn có thể thấy khi nằm chơi 1 mình trẻ sẽ mút tay nhiều hơn vì thói quen này giúp chúng cảm thấy an toàn hơn. Đến khi biết đi, trẻ lại tiếp tục giữ thói quen cắn móng tay để bản thân cảm thấy thoải mái và vui vẻ hơn.

Nếu không được điều chỉnh kịp thời, thói quen mút và cắn móng tay sẽ trở thành một căn bệnh kéo dài dai dẳng, thậm chí cho đến khi trẻ trưởng thành. Đó là lý do mà rất nhiều trẻ khi ngồi trong lớp học thường cắn móng tay, nhất là khi cảm thấy chán nản hay buồn ngủ.

Các nguyên nhân khác dễ mang đến bệnh cắn móng tay kéo dài ở trẻ có thể là do gen di truyền từ cha mẹ. Ngoài ra, cắn móng tay cũng được coi là cách xoa dịu đi sự căng thẳng, lo lắng, buồn chán của trẻ. Một số trường hợp cũng có thể ngay từ lúc nhỏ, trẻ bắt chước thói quen này từ ai đó rồi duy trì cho đến khi lớn lên.

vi sao tre lai can mong tay lien tuc nhu vay

Trẻ cắn móng tay có nhiều nguyên nhân và buồn chán vẫn là nguyên nhân chiếm đa số để hình thành nên thói quen cắn móng tay ở trẻ

Cắn móng tay có hại không?

Ở trẻ dưới 6 tháng tuổi, thói quen mút ngón tay được coi là cách để trẻ phát huy khả năng cảm nhận thế giới quan bên ngoài, kích thích trí óc phát triển. Tuy nhiên, cha mẹ nên để ý bấm sạch móng tay và giữ gìn tay bé thật sạch để tránh nhiễm các vi khuẩn gây bệnh.

Thế nhưng khi trẻ lớn hơn, bệnh cắn mong tay có thể mang đến rất nhiều các mối nguy hại đến sức khỏe:

  • Làm suy yếu răng và biến dạng lợi ở trẻ. Lý do là cắn móng tay gây áp lực lên răng, lợi có thể làm sứt mẻ, hỏng men răng, thụt lợi gây đau nhức
  • Gây trầy xước móng tay, bong tróc da, thậm chí chảy máu khiến trẻ đau đớn và quấy khóc
  • Móng tay là nơi thường xuyên tiếp xúc với mọi vật nên chứa rất nhiều các loại vi khuẩn gây bệnh. Do đó, cắn móng tay có thể làm nhiễm khuẩn theo đường miệng gây nhiễm trùng đường tiêu hóa và các bệnh đường ruột.
  • Cắn móng tay nhiều có thể làm móng tay bị quặp, biến dạng hay viêm khóe vừa đau lại vừa gây mất thẩm mỹ sau này

Vì vậy mà cha mẹ nhất định nên bỏ túi các cách hiệu quả để giúp bé từ bỏ thói quen xấu này.

tre can mong tay nguyen nhan vi sao

Thường xuyên cắt sạch móng tay cho trẻ là bí quyết hạn chế việc trẻ cắn móng tay

4 cách hiệu quả giúp bé từ bỏ thói quen cắn móng tay

Tìm hiểu nguyên nhân cắn móng tay ở trẻ và khắc phục

Trước tiên để giúp trẻ từ bỏ đi tật xấu này, cha mẹ cần phải biết nguyên nhân cắn móng tay của con mình xuất phát từ đâu.

Nếu con cắn móng tay do cảm thấy cô đơn, buồn chán hay căng thẳng, cha mẹ hãy đưa ra những lời khuyên hữu ích cho con.

Vui chơi với trẻ nhiều hơn

Bệnh cắn móng tay thường là do thói quen duy trì từ nhỏ cho đến lớn. Do đó ngay từ khi còn dưới 1 tuổi, cha mẹ nên hạn chế cho con cắn móng tay. Thay vào đó hãy vui chơi với con nhiều hơn, khi tay trẻ bận chơi các trò chơi, con sẽ không còn nghĩ đến cắn móng.

Ngoài ra, hiệu quả hơn nữa, cha mẹ có thể chơi cùng với con các trò chơi ngoài trời để tay chân trẻ luôn hoạt động.

Nếu con bạn đang có thói quen cắn móng tay và khó từ bỏ thì hãy nói cho trẻ những tác hại của việc giữ tật xấu này. Bạn cũng có thể đồng ý thưởng cho trẻ một phần thưởng nào đó mà trẻ thích để trao đổi tật cắn móng tay với trẻ. Một thời gian dài trẻ quên, tật xấu cũng sẽ tự biến mất.

tim hieu ve viec tre hay can mong tay

Cha mẹ thường xuyên chơi và trò chuyện với trẻ để hạn chế sự buồn chán và tình trạng cắn móng tay ở trẻ

Thường xuyên chăm sóc và vệ sinh móng tay cho trẻ

Việc thường xuyên chăm sóc và vệ sinh sạch sẽ móng tay cho trẻ ngay từ nhỏ cũng có thể hạn chế tình trạng cắn móng tay của trẻ. Bởi rất nhiều trẻ cảm thấy móng tay mình quá dài gây vướng nên mới thường xuyên cắn.

Tạo vị lạ ở móng tay cho con

Hiện nay tại các hiệu thuốc tây có bán những sản phẩm hỗ tợ cha mẹ loại bỏ tật cắn móng tay cho con. Các loại kem hoặc thuốc bôi này sẽ có vị đắng, cay, khó chịu làm trẻ không còn muốn ngậm miệng vào móng tay nữa. Tuy nhiên cha mẹ cũng không cần lo lắng vì thành phần của các sản phẩm này đều an toàn với sức khỏe của trẻ.

Thêm một số các mẹo nữa đó chính là mỗi trẻ đều có những món ăn mình không thích, bố mẹ nên bôi các món ăn, các loại thức ăn mà trẻ không thích, trẻ ghét lên đầu tay của trẻ thì việc hạn chế tình trạng cắn móng tay rất hiệu quả.

Bạn đang xem và theo dõi bài viết 4 Cách Giúp Trẻ Bỏ Thói Quen Cắn Móng Tay Hiệu Quả được chia sẻ từ DamiLama tại chuyên mục bệnh ở trẻ em. Mong bạn đọc bài viết và có thêm các kiến thức để hạn chế được cho trẻ thói quen cắn móng tay, loại bỏ được bệnh cắn móng tay ở trẻ em cho chính con bạn, từ đó góp phần vào việc nâng cao sức khỏe, tạo các thói quen lành mạnh đến cho trẻ một cách tốt nhất.

5/5 - (1 bình chọn)
Tags

Damilama - Đá Muối Himalaya

DamiLama Chuyên Viết, Chia Sẻ Các Kiến Thức Về Sức Khỏe. Đặc Biệt Có Niềm Yêu Thích Đối Với Đá Muối Himalaya. Chia Sẻ Tất Cả Về Những Công Dụng - Tác Dụng Của Đèn Đá Muối Himalaya, Có Thể Giúp Được Mọi Người Bảo Vệ Sức Khỏe, Nâng Cao Sức Khỏe Được Tốt Hơn.

Related Articles

Trả lời

Back to top button
Close
Close
Call Now Button