Bệnh Ở Trẻ Em

Bệnh chốc mép ở trẻ em và 3 cách điều trị

Lở mép là tình trạng thường thấy ở trẻ em nhưng lại làm không ít cha mẹ lo lắng. Theo y học tình trạng lở mép được gọi là bệnh chốc mép do nhiều nguyên nhân gây ra làm trẻ cảm thấy đau rát và khó chịu. Vậy khi trẻ bị chốc mép, cha mẹ nên làm gì cho nhanh hết? Cùng chúng tôi tìm hiểu về bệnh chốc mép ở trẻ em và 3 cách điều trị hiệu quả dưới đây.

Xem thêm: Bệnh teo não ở trẻ em và top 3 nguyên nhân gây bệnh cần biết

Bạn biết gì về bệnh chốc mép ở trẻ em?
Bạn biết gì về bệnh chốc mép ở trẻ em?

Tại sao trẻ em thường bị bệnh chốc mép?

Thực tế, bệnh chốc mép ở trẻ là tình trạng 2 bên mép hoặc xung quanh miệng trẻ xuất hiện các vết lở loét đỏ. Khi bong tróc có thể sẽ chảy dịch và tróc vẩy vàng khiến trẻ đau rát mỗi khi ăn hoặc nói.

Tác nhân gây bệnh chính của chốc mép là do virus và nấm men. Cả 2 đều xuất hiện ở khắp mọi nơi trong không khí và sẵn sàng xâm nhập bất cứ lúc nào khi sức đề kháng của trẻ yếu.

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh chốc mép ở trẻ:

  • Thói quen mút tay, chảy nước dãi ở trẻ nhỏ làm vùng da quanh mép bị chà xát nhiều gây lở loét
  • Môi trẻ thường bị khô do thiếu độ ẩm
  • Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ khiến vi khuẩn xâm nhập
  • Trẻ không được cung cấp đủ các loại vitamin, điển hình là B2 và PP

Bệnh chốc mép thường gặp nhất ở trẻ 3 đến 5 tuổi vào mùa hè ẩm nóng. Bởi đây là thời tiết thích hợp nhất để tạo môi trường sinh sống và phát triển của virus và nấm men gây bệnh.

Vệ sinh răng miệng trẻ không đúng cách cũng là nguyên nhân gây bệnh chốc mép
Vệ sinh răng miệng trẻ không đúng cách cũng là nguyên nhân gây bệnh chốc mép

Triệu chứng của bệnh chốc mép ở trẻ

Chốc mép cũng tương tự nhiều bệnh nhiễm trùng da khác từ từ xuất hiện các dấu hiệu nhẹ đến nặng.

Ban đầu vùng da hai bên mép hoặc quanh mép, miệng của bé sẽ nhạt dần đi, xuất hiện các vết nứt. Sau đó trên da bắt đầu nổi các mụn nước lan rộng ra thành các vết loét. Đặc biệt các mụn nước này rất dễ vỡ ra chảy ra dịch màu vàng nâu giống như bệnh chốc lở.

Nếu không được can thiệp chữa trị kịp thời, các vết loét này sẽ trầm trọng và gây đau đớn nhiều cho trẻ. Thậm chí khiến trẻ thường xuyên quấy khóc, bỏ ăn do đau khi vận động cơ miệng.

Ngược lại, nếu điều trị đúng cách và kịp thời, các vết loét do bệnh chốc mép gây ra sẽ lành nhanh chóng và không để lại sẹo.

3 cách điều trị chốc mép nhanh khỏi cha mẹ nên bỏ túi

  1. Sử dụng thuốc mỡ hoặc kem bôi theo chỉ định của bác sĩ

Ngay khi phát hiện các dấu hiệu đầu tiên của bệnh chốc mép ở trẻ mà không có kinh nghiệm, cha mẹ hãy đưa con đến cơ sở y tế. Sau khi thăm khám và chẩn đoán đúng bệnh, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn phương pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả nhất.

Trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ, cha mẹ sẽ được hướng dẫn sử dụng thuốc mỡ hoặc kem bôi trực tiếp lên các vùng da chốc mép. Đại đa số các loại thuốc này đều có thành phần diệt khuẩn, kháng viêm ngăn chặn tiến triển của bệnh. Chỉ sau 1 đến 2 tuần thoa thuốc bệnh chốc mép có thể khỏi hoàn toàn.

Tuy nhiên, với trường hợp bệnh phát hiện muộn và đã ở mức độ nặng, trẻ có thể cần dùng đến kháng sinh. Các kháng sinh này có công dụng diệt khuẩn từ bên trong nên sẽ cho hiệu quả nhanh chóng. Bên cạnh đó, liều lượng mà bác sĩ cho sẽ không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Điều trị chốc mép bằng kem hoặc thuốc bôi phải có chỉ định từ bác sĩ
Điều trị chốc mép bằng kem hoặc thuốc bôi phải có chỉ định từ bác sĩ
  1. Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ

Trong quá trình điều trị bệnh chốc mép ở trẻ, cha mẹ cũng nhớ thường xuyên vệ sinh răng miệng sạch sẽ và đúng cách cho bé. Các vết lở loét nên được vệ sinh bằng nước sạch hàng ngày và thấm khô lại bằng khăn mềm, sạch trước khi thoa thuốc.

Nên bấm móng tay cho con và hạn chế tối đa việc trẻ dùng tay gãi các vết loét để tránh tình trạng lây lan.

Thêm vào đó, chốc mép là bệnh ngoài da lây lan nhanh nên cha mẹ cần cách ly con. Giặt sạch quần áo, khăn và đồ dùng cá nhân của con riêng. Khi thoa thuốc nên sử dụng bao tay và mang bỏ ngay sau đó.

  1. Sử dụng nguyên liệu tự nhiên để trị chốc mép tại nhà

Một số trường hợp chốc mép nhẹ, cha mẹ cũng có thể để con ở nhà và tự điều trị bằng phương pháp sử dụng nguyên liệu tự nhiên sau:

  • Dùng dầu dừa hoặc dầu ô liu thoa trực tiếp lên vùng da bị chốc giúp sát khuẩn và lành vết thường nhanh chóng. Hơn nữa, trẻ cũng sẽ cảm thấy dễ chịu hơn khi được làm dịu các tổn thương ngoài da
  • Dùng dưa leo thái lát mỏng hoặc hỗn hợp chuối với mật ong pha sệt bôi lên vùng da chốc mép để làm dịu vết loét
  • Dùng nước muối sinh lý sát khuẩn vùng da bị lở
Bổ sung các thực phẩm chứa nhiều vitamin cũng là cách trị chốc mép hiệu quả
Bổ sung các thực phẩm chứa nhiều vitamin cũng là cách trị chốc mép hiệu quả
  1. Cho trẻ bổ sung các thực phẩm chứa nhiều khoáng chất và vitamin

Ngoài các cách điều trị bệnh chốc mép ngoài da, cha mẹ cũng nên kết hợp bổ sung các thực phẩm chứa nhiều khoáng chất và vitamin cho trẻ. Đặc biệt là thực phẩm chứa nhiều vitamin B2 và PP.

Với các cách điều trị chốc mép hiệu quả mà chúng tôi đã chia sẻ, hi vọng bạn sẽ áp dụng thật thành công khi trẻ nhà mình bị lở miệng.

Damilama - Đá Muối Himalaya

DamiLama Chuyên Viết, Chia Sẻ Các Kiến Thức Về Sức Khỏe. Đặc Biệt Có Niềm Yêu Thích Đối Với Đá Muối Himalaya. Chia Sẻ Tất Cả Về Những Công Dụng - Tác Dụng Của Đèn Đá Muối Himalaya, Có Thể Giúp Được Mọi Người Bảo Vệ Sức Khỏe, Nâng Cao Sức Khỏe Được Tốt Hơn.

Related Articles

Trả lời

Back to top button
Close
Close
Call Now Button