Bệnh Ở Trẻ Em

Tiêu chảy cấp ở trẻ em và 3 bí quyết chăm sóc trẻ khi mắc bệnh

Tiêu chảy là một tình trạng thường gặp ở trẻ em khi chế độ dinh dưỡng có vấn đề hpặc do bệnh lý xuất phát từ bên trong cơ thể. Thế nhưng tiêu chảy cấp ở trẻ em lại là bệnh có nguy cơ tử vong rất cao với nhiều triệu chứng nguy hiểm. Vậy làm thế nào để phân biệt tiêu chảy bình thường và tiêu chảy cấp? Bài viết sau đây về tiêu chảy cấp ở trẻ em và 3 bí quyết chăm sóc trẻ khi mắc bệnh sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời.

Xem thêm: Táo bón ở trẻ em và 5 biện pháp điều trị hiệu quả nhất

Làm thế nào để nhận biết tiêu chảy cấp ở trẻ em?
Làm thế nào để nhận biết tiêu chảy cấp ở trẻ em?

Triệu chứng nào giúp cha mẹ biết con bị tiêu chảy cấp?

Tiêu chảy cấp là tình trạng trẻ đi phân lỏng dạng nước nhiều lần trong ngày và kéo dài trong thời gian dài kéo theo tình trạng suy nhược cơ thể.

Thường với trẻ sơ sinh, tần suất đi cầu mỗi ngày sẽ khoảng 2 đến 3 lần, trẻ trên 1 tuổi bắt đầu ăn dặm sẽ đi 1 đến 2 lần mỗi ngày. Khi trẻ có biểu hiện tiêu chảy bất thường ra phân dạng lỏng hoặc nước màu xanh, vàng hay nâu nhiều lần trong ngày kéo dài, trẻ có nguy cơ mắc tiêu chảy cấp.

Đặc biệt, khác với tiêu chảy thường, tiêu chảy cấp đi ra phân nước có mùi hôi tanh nhiều ngày kèm theo nhiều triệu chứng khác. Trong đó, điển hình là các biểu hiện nôn, sốt, đau bụng, quấy khóc, mệt mỏi, biếng ăn, thậm chí suy nhược cơ thể.

Nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy cấp ở trẻ như:

  • Suy giảm hệ miễn dịch sau khi mắc các bệnh lý khác dẫn đến rối loạn tiêu hóa
  • Ô nhiễm môi trường nhiều khói bụi, vi khuẩn tiêu chảy xâm nhập vào cơ thể trẻ qua đường miệng, đường tiêu hóa
  • Những thói quen mất vệ sinh như xử lý phân không đúng cách, không rửa sạch nguyên liệu nấu ăn trước khi chế biến, trẻ không rửa tay trước, sau khi ăn và đi vệ sinh
  • Chế độ ăn dặm không khoa học

Ngoài ra, những trẻ mắc bệnh suy dinh dưỡng cũng có nguy cơ mắc tiêu chảy cấp cao.

Rửa tay không đúng cách cũng có thể gây ra bệnh tiêu chảy do nhiễm vi khuẩn
Rửa tay không đúng cách cũng có thể gây ra bệnh tiêu chảy do nhiễm vi khuẩn

3 bí quyết chăm sóc trẻ khi mắc bệnh tiêu chảy cấp

  1. Hạ sốt, giảm đau đúng cách

Khi mắc bệnh tiêu chảy cấp, trẻ thường sốt và đau bụng. Vì vậy cha mẹ cần áp dụng các biện pháp hạ sốt và giảm đau cho con đúng cách.

Đơn giản nhất, hãy chườm nóng vùng bụng cho bé và massage bụng nhẹ nhàng khi bé cảm thấy đau. Đồng thời hạ sốt bằng cách chườm mát trán hoặc dùng miếng dán hạ sốt khi trẻ sốt dưới 38,5 độ C. Trường hợp sốt cao hơn có thể dùng thuốc hạ sốt theo chỉ định từ bác sĩ.

Nếu trẻ sốt quá cao và không có dấu hiệu giảm sốt, nên đưa bé đến ngay cơ sở y tế để được cấp cứu và điều trị kịp thời.

  1. Sử dụng thuốc

Một số trường hợp tiêu chảy cấp nặng, trẻ có thể sẽ được bác sĩ chỉ định uống một số loại thuốc có tác dụng cầm đi tiêu để chống mất nước.

Tuy nhiên, cha mẹ tuyệt đối không tự điều chỉnh liều lượng thuốc cho con tránh gây ra các phản ứng nguy hiểm.

Ngoài ra, nếu trẻ xuất hiện các dấu hiệu như nôn ói quá nhiều, sốt cao, phân có máu, quấy khóc liên tục và bỏ ăn kéo dài cần phải đến bác sĩ ngay. Một số trường hợp trẻ tiêu chảy quá 7 ngày không có dấu hiệu giảm, cha mẹ cũng nên đưa con đến cơ sở y tế thăm khám và điều trị sớm.

Các loại thuốc điều trị tiêu chảy cấp cần có chỉ định từ bác sĩ
Các loại thuốc điều trị tiêu chảy cấp cần có chỉ định từ bác sĩ
  1. Bù nước

Tiêu chảy kéo dài kèm theo nôn ói và sốt cao sẽ làm cơ thể trẻ bị mất nước trầm trọng dễ dẫn đến suy nhược gây tử vong. Vì vậy, bù nước là biện pháp hỗ trợ điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ không thể thiếu.

Cha mẹ nên bổ sung nước cho con càng nhiều càng tốt. Nếu trẻ không uống nhiều nước lọc, hãy thay thế bằng nước điện giải oresol hoặc cháo loãng pha thêm chút muối.

Không nên cho trẻ uống các loại nước ép trái cây làm chứng rối loạn tiêu hóa trở nên nghiêm trọng hơn. Thêm vào đó, cha mẹ cũng nên loại bỏ ngay các món ăn cứng, khó nhai, khó nuốt khi trẻ mắc bệnh tiêu chảy.

Đưa trẻ đến gặp bác sĩ khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường
Đưa trẻ đến gặp bác sĩ khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường

Làm cách nào để phòng bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ?

Thay vì tìm hiểu các biện pháp điều trị bệnh, cha mẹ cũng nên học thêm những cách phòng bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em chủ động phòng ngừa.

Phương pháp đơn giản và hiệu quả nhất là nên cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống vacxin Rota ngăn ngừa bệnh tiêu chảy.

Ngoài ra, phụ huynh nên tập cho con thới quen giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, rửa tay đúng cách trước, sau khi ăn và đi vệ sinh. Chú ý đảm bảo giữ vệ sinh trong ăn uống cho trẻ.

Với những hiểu biết và kinh nghiệm chăm sóc con hữu ích nhất mà chúng tôi vừa chia sẻ, hi vọng các bậc phụ huynh sẽ bảo vệ con mình tốt hơn. Chúc bạn và bé luôn khỏe mạnh!

Damilama - Đá Muối Himalaya

DamiLama Chuyên Viết, Chia Sẻ Các Kiến Thức Về Sức Khỏe. Đặc Biệt Có Niềm Yêu Thích Đối Với Đá Muối Himalaya. Chia Sẻ Tất Cả Về Những Công Dụng - Tác Dụng Của Đèn Đá Muối Himalaya, Có Thể Giúp Được Mọi Người Bảo Vệ Sức Khỏe, Nâng Cao Sức Khỏe Được Tốt Hơn.

Related Articles

Trả lời

Back to top button
Close
Close
Call Now Button